Page 51 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 51

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           mầu nhiệm của Giám mục Thục... Xe cộ nối đuôi nhau..." (64).
                  Cũng chính Đức Tổng Giám Mục là người đã châm ngòi cho
           vụ Phật Giáo 1963 để đưa đến việc lật đổ toàn bộ chế độ  Đệ I
           Công Hòa khi chính ông áp lực lên vụ cấm treo cờ Phật Giáo trong
           ngày lễ Phật Đản.
                 Cố vấn Chỉ đạo Miền Trung Ngô Đình Cẩn là một người quyền
           lực không kém. Ông Cẩn là con út trong gia đình, ở với người mẹ
           già để sớm hôm chăm sóc mẹ tại Phú Cam Huế, là người học hành
           ít ỏi nhất trong gia đình. Tuy vậy, dựa vào thế của ông anh, Ngô
           Đình Cẩn đã nắm hết các cơ sở tình báo Miền Trung qua Dương
           Văn Hiếu với quyền uy rất lớn. Ông Diệm đã đặt ông Cẩn ở chức
           vụ "cố vấn tối cao" cho các đoàn thể chính trị miền Trung nhưng
           trong thực tế từ tỉnh trưởng đến các sĩ quan cao cấp ở miền Trung
           và Cao Nguyên đều phải trình báo mọi việc cho "Cố vấn Chỉ đạo
           Miền Trung". Có biết bao nhiêu nhà khoa bảng, bao nhiêu viên
           chức cao cấp, bao nhiêu tướng tá phải cúi đầu sợ sệt "Ông Cậu"
           như  ghi  nhận  của  tướng  Trần  Văn  Đôn,  người  đã  từng  chỉ  huy
           Quân Đoàn I, trong tập hồi ký "Việt Nam Nhân Chứng" của ông.

                                  Nhân vật quan trọng nhất trong gia đình, ảnh
                             hưởng  lên  Tổng  thống  Diệm  nhiều  nhất  trong
                             suốt 9 năm cầm quyền là Ngô Đình Nhu và vợ
                             là Trần Lệ Xuân. Ngô Đình Nhu đã từng theo
                             học  tại  trường  Cổ  Điển  Học  Paris  (trường
                             Chartes), một trường danh tiếng nhất của nước
                             Pháp. Năm 1938, Nhu đậu cử nhân văn chương,
                             về Việt Nam đảm trách việc quản thủ thư viện
                             tại Tổng Thư Viện Đông Dương ở Hà Nội. Năm
           1943, Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục đi Hà Nội cưới cô Trần
           Lệ Xuân, con gái luật sư Trần Văn Chương cho Ngô Đình Nhu. Vợ
           chồng Ngô Đình Nhu sống với nhau được hai năm thì xẩy ra việc
           Việt  Minh  cướp  chính  quyền  (tháng  8-1945).  Nhu  bỏ  chạy  về
           Thanh Hóa còn Lệ Xuân thì về Huế sống với gia đình chồng ở Phú
           Cam, rồi sau lên Đà Lạt sống với người chị gái là Trần Lệ Chi.
           Riêng Nhu hồi ở Phát Diệm và Thanh Hóa đã cùng một nhóm tu sĩ
           trí  thức  thành  lập  nên  đảng  Cần  Lao,  hậu  thuẫn  cho  Ngô  Đình

                                           50
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56