Page 46 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 46
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
400 cố vấn Mỹ và 33 máy bay trực thăng H-21C đã được gửi tới
Sài Gòn. Như vậy số cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam tăng lên rất
nhanh:
- 948 người hồi cuối tháng 11-1961
- 2,646 người ngày 8-1-1962
- 5,576 người ngày 30-6-1962
- 11,000 người cuối năm 1962
- 16,400 người cuối tháng 10-63 (57)
Tuy gia tăng viện trợ, nhưng vấn đề gửi quân đội Mỹ đến miền
Nam để trực tiếp chiến đấu vẫn nằm trong vòng bàn cãi.
TT Kennedy khi cử tướng Maxwell Taylor qua Việt Nam
nghiên cứu tình hình ngày 18-10-1961 đã khuyến cáo hai điểm:
- Trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của Nam Việt Nam là do dân
chúng xứ này đảm nhiệm.
- Tuy quân sự là yếu tố chính yếu, các yếu tố khác như chính
trị, xã hội và kinh tế cũng không kém phần quan trọng.
Ngày 19-10-1961, TT Ngô Đình Diệm đã tiếp tướng Taylor ở
Dinh Độc Lập và hai bên đã bàn thảo khá căng thẳng về việc nên
gửi quân đội Mỹ sang Việt Nam hay không? Ông Diệm cho biết
rằng "Không thể nào dẹp được cộng sản với 150.000 quân dầu
trước kia ông hy vọng đối phó với cộng sản không cần đến quân
đội ngoại quốc, nhưng sự lớn mạnh của cộng sản và tình hình ở
Lào đã buộc ông xét lại lập trường này." (58).Trong buổi gặp gỡ
sau cùng, với TT Diệm, Taylor đề nghị gửi 8.000 quân Mỹ sang
Việt Nam dưới hình thức là một lực lượng đặc nhiệm cứu trợ nạn
lụt.
Phái đoàn Maxwelll Taylor về đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày
2-11-1961. Hai ngày sau Hội Đồng An Ninh Mỹ nhóm họp để thảo
luận về các khuyến cáo của phái đoàn và trọng tâm là nên hay
không nên đưa quân Mỹ sang Việt Nam. Chủ trương phải đưa
quân Mỹ vào Việt nam gồm có thứ trưởng Ngoại Giao Johnson,
tổng trưởng Quốc Phòng McNamara, thứ trưởng Quốc Phòng
Gilpatric, các tướng Tham Mưu Trưởng và tướng Tổng Tham Mưu
Trưởng, các vị phụ tá Tổng thống hay thành viên của Hội Đồng An
Ninh Quốc Gia như McGeorge, Bundy, Walt Rostov, Robert
Johnson và Komer. Phe chống đối gồm thứ trưởng Ngoại Giao
Averell Harriman, đại sứ Chanter Bowles và đại sứ John K.
45