Page 61 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 61

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           đó  lại  mà  thay  bằng  mousqueton  indochinois  và  dao  găm
           (mouqueton indochinois là súng trường Pháp dùng trước thế chiến
           thứ I thường cấp cho lính Khố Xanh Đông Dương). Đường lối phải
           áp dụng là cho người của chúng ta lồng vào hàng ngũ của cộng sản
           để biết các quyết định bí mật của chúng để chặn đứng lại hoặc làm
           lệch  lạc  như  các  âm  mưu  ám  sát,  phá  hoại  cầu  đường  của
           chúng,v.v..
                Nhu nói một thôi dài, cho thấy là TT Diệm đã kể cho Nhu nghe
           kế hoạch tôi trình bày cho Tổng thống trong đêm trước và ông đã
           suy nghĩ, cân nhắc.
                Tôi lần lượt thảo luận với Nhu từng điểm một ông đưa ra như
           trên.  Về  việc  nắm dân,  tôi  nói,  dân  không nhất  thiết  chống nhà
           nước. Bằng cớ là tôi có thể qủa quyết là tôi đã nắm được dân để
           bình định xong hai tỉnh Khánh Hòa và Định Tường. Khi nhà nước
           phục vụ dân, bảo vệ dân, đem lại cho họ một đời sống ấm no, an
           vui, tự do thì vì quyền lợi của họ, họ phải và sẽ ủng hộ nhà nước.
           Hàng  vạn  người  đã  theo  Việt  Minh  cộng  sản  và  hy  sinh  kháng
           chiến chống Pháp, đó là bằng chứng về lòng dân. Việt Minh không
           làm sao có người chiến đấu cho chúng nếu dân chống lại họ. Như
           thế là chúng biết cách nắm dân. Về chúng ta, dân sẽ đi với chúng ta
           nếu chúng ta làm phải, đáp ứng nguyện vọng của họ, chớ không
           phải cưỡng bức, bắt họ theo ta. Nếu chúng ta cưỡng bức họ thì họ
           sẽ đi với cộng sản và khi họ thấy cộng sản làm phải hơn chúng ta.
                Tôi đã bình định xong hai tỉnh Khánh Hòa và Định Tường nhờ
           sự giáo dục đã đem lại hàng ngàn cán bộ cộng sản trở về với quốc
           gia. Thiết tưởng đó là kết qủa của việc làm cụ thể chứ không phải
           là lý thuyết.
                Ông  Trân  than  thở:  "Ông  Nhu  và  tôi  cãi  qua  cãi  lại  như  thế
           trong 4 giờ".
                 "Ông cứ giữ lập trường kỳ quái của ông. Lê Khương và Hoàng
           Văn Lạc chỉ ngồi nghe, còn Phan Xuân Nhuận thì có đôi khi phụ
           họa theo ông Nhu, nhưng luôn luôn bị tôi bẻ bác. Tôi chưa bao giờ
           thấy ông Nhu lý luận kém đến thế.
                 Tới 12 giờ trưa mà không có kết qủa gì. Tôi thấy có nói thêm
           nữa cũng vô ích. Nhu chỉ căn cứ trên sách vở, theo một cách định
           nghĩa cứng ngắt và bảo thủ ý kiến, bởi không có kinh nghiệm sống

                                           60
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66