Page 65 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 65

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           cựu tỉnh trưởng Bình Định.
                17.- Trần Lê Chất - quê Bắc phần, Tam giáo. Tiến sĩ Hán học.
                18.- Hồ Văn Vui - quê Nam phần, Linh mục, cựu cha sở một họ
           đạo thuộc địa phần Sài Gòn và hiện nay là cha sở tại Tha La, Tây
           Ninh.
                 Kiến nghị của 18 vị nhân sĩ cố nhiên không được đăng tải trên
           báo chí Việt thời ấy nhưng các Tòa Đại Sứ, các Kỳ giả quốc tế đều
           đã nhận được. Bản kiến nghị khá dài nhưng nội dung có những
           điểm nổi bật như sau:
                -  "Ước  mong  là  chính phủ  sẽ  thay đổi  chính  sách để  tự  đưa
           mình ra khỏi một tình trạng hết sức hiểm nghèo cho sự sinh tồn
           của quốc gia.
                - Thực quyền không còn ở trong tay những người đáng lý có
           trách nhiệm thì thật ra đã tập trung vào một thành phần vô trách
           nhiệm của "gia đình" nơi từ đó các mệnh lệnh được truyền ra.
                - Không một tháng nào trôi qua mà báo chí không đăng đầy
           những chuyện hối lộ không thể che dấu được, những chuyện này
           trở thành một chuỗi dài những giao dịch phi pháp hàng triệu bạc.
                - Nguồn lợi nằm trong tay những kẻ đầu cơ, dùng phe nhóm
           đoàn thể của chính quyền để che dấu việc buôn bán độc quyền đem
           lợi về cho một thiểu số tư nhân.
                - Những bắt bớ liên tục tiếp diễn làm cho nhà giam và khám
           đường đầy đến tận nóc như hiện nay đang xẩy ra.
                 - Ngày nay nhân dân muốn được tự do. Đáng lẽ  Tổng thống
           nên  mở  rộng  chế  độ,  khuyến  khích  nền  dân  chủ,  bảo  đảm  các
           quyền công dân tối thiểu và công nhận đối lập hầu dân chúng được
           nói lên tiếng nói của mình mà không sợ hãi, để dẹp được sự bất
           mãn và căm thù... chỉ đến lúc đó dân chúng mới sẽ nỗ lực và hy
           sinh tối đa để bảo vệ sự tự do và nền dân chủ ấy." (78).

           - Cuộc đảo chính hụt 11-11-1960:
                Tài liệu viết về cuộc đảo chánh này rất nhiều, từ các tường thuật
           của báo chí đương thời, đến cáo trạng còn lưu giữ ở Tòa án, các
           sách biên khảo và nhất là các hồi ký. đặc biệt là hồi ký của đại tá
           Nguyễn Chánh Thi "Một Trời Tâm Sự", trung tá Vương Văn Đông
           "Cuộc  Binh  Biến  11-11-1960",  Nguyễn  Thành  Vinh  "Mặt  Trận

                                           64
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70