Page 66 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 66
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
Quân Dân Liên Kết trong biến cố 11-11-1960", luật sư Hoàng Cơ
Thụy ghi lại khá đầy đủ trong "Việt Sử Khảo Luận", tập 11; đại tá
Đỗ Mậu "VNMLQHT", trung tướng Trần Văn Đôn "Việt Nam
Nhân Chứng".... Nhưng ghi nhận tuy có nhiều chi tiết không khớp
nhau nhưng đại thể sự việc xảy ra thì giống nhau. Joseph Buttinger
trong cuốn sách "Vietnam, A Dragon Embattled" ghi nhận về biến
cố này như sau:
"Ngày 11 tháng 11, 1960, ba tiểu đoàn Nhảy Dù đóng trại ở Sài
Gòn - đơn vị ưu tú của Quân đội Quốc gia - làm một cuộc đảo
chánh chống chính phủ. Đảo chính thất bại, không những tại vì
những lãnh tụ của nó bị lừa gạt bởi những mưu mô mà Diệm đã
dùng để tự thoát ra khỏi một hiểm nghèo đen tối, mà cũng là tại vì
những sĩ quan chỉ huy đảo chính đã không bao giờ nghĩ đến việc
động viên dân chúng Sài Gòn ủng hộ hành động của họ".(79)
Riêng Stanley Karnow thì đã viết về biến cố này nhiều điều
chi tiết hơn "Trực giác cho Diệm biết trước vào tháng 11-1960 khi
ba tiểu đoàn Nhẩy Dù và một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến bao
vây Dinh Độc Lập để yêu cầu ông cải tổ chính phủ. Người chỉ huy
cuộc nội loạn là trung tá Vương Văn Đông... Nhưng cuộc hành
quân khởi sự vào lúc 5 giờ sáng ngày 11-11 đó gặp trở ngại ngay
từ đầu. Quân nổi loạn đã không theo được mấy tiến trình cơ bản
nhất như chiếm Đài Phát Thanh, chận các ngõ đường dẫn vào thủ
đô. Họ đã để đường giây điện thoại ở Dinh Độc Lập nguyên vẹn.
Cho phép Diệm kêu gọi được các đơn vị trung thành về cứu giá.
Và họ đã ngưng tấn công trong 35 tiếng đồng hồ hy vọng Diệm sẽ
tuân theo các đề nghị của họ. Trong khi đó, Đông đã gọi điện thoại
nói chuyện với đại sứ Hoa Kỳ Durbrow, ông này dù không qúy
mến gì Diệm lại đã trả lời ỡm ờ "Chúng tôi ủng hộ chính phủ này
cho tới khi nó xụp đổ".
Khôn khéo lợi dụng thời gian, Diệm đánh lừa phe quân nhân
bất mãn. Dưới hầm của Dinh Độc Lập, Diệm thu băng lời phát
biểu đồng ý tổ chức bầu cử tự do, và thi hành những biện pháp tự
do khác. Sự trì hoãn này đã thành công. Ngay khi sự nhượng bộ
của Diệm được công bố trên đài phát thanh, lực lượng trung thành
của ông đã di chuyển về Sài Gòn. Cuộc xung đột tuy ngắn ngủi
nhưng đẫm máu: 400 người chết bao gồm luôn cả thường dân đổ ra
đường để xem sự việc xảy ra. Vương Văn Đông cùng Nguyễn
65