Page 62 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 62
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
với dân, không có quan niệm quần chúng.
Tôi đứng dậy ra về để đi gặp TT Diệm. Tôi đứng nơi cửa để
đợi ông thì ông vừa tới, hỏi Nhu nói thế nào. Vì đứng nơi cửa, tôi
chỉ kể sơ qua ý kiến của Nhu chứ không đi sâu vào lý luận, song
cũng đủ để cho thấy lập trường chủ bại của Nhu.
"Thôi anh về", ông Diệm chỉ nói với tôi ba tiếng vỏn vẹn như
thế. Với ba tiếng ấy ông đã quyết định số phận của miền Nam và
ngay của ông. Ông thay đổi lập trường 180 độ chỉ vì "quân sư"
Ngô Đình Nhu không đồng ý. Vận mệnh quốc gia dân tộc đâu có
thể dễ dàng kết thúc như thế" (74)
Ngày 15-4-1958, ông Nguyễn Trân lại gửi lên TT Diệm một
bức thư trần tình và thỉnh cầu Tổng thống cứu xét lại kế hoạch
bình định mà ông đưa ra dù ông Nhu đã không ủng hộ. Khoảng
tháng 5-1958, bộ trưởng Nội Vụ Lâm Lễ Trinh chỉ thị cho các tỉnh
trưởng trên giấy trắng mực đen những gì Ngô Đình Nhu đã nói với
ông Trân:
1.- Ngưng việc bắt các cán bộ cộng sản
2.- Rút các đồn bót Bảo An và Dân Vệ, chỉ để lại những đồn
bót canh gác những điểm then chốt như cầu cống.
3.- Rút các trung liên, tiểu liên cấp cho Bảo An, Dân Vệ để nạp
lại cho trung ương và thay thế bằng súng trường và dao găm. (75)
Tháng 11-1958 Nguyễn Trân bị cách chức tỉnh trưởng Định
Tường với nhiều lý do nhưng lý do chính là không thi hành chỉ thị
nói trên của Nhu trong phạm vi trách nhiệm của mình. Chuyện
ngưng tố cộng và chuyện ngưng bắt cán bộ cộng sản này trong
sách lược của Ngô Đình Nhu đã tạo cho cộng sản cơ hội bành
trướng rất mạnh vào các năm 1959-1961 với sự ra đời của
MTDTGPMNVN (ngày 20-12-1960).
III.- Các nhóm chống đối và vụ đảo chánh hụt (11-11-1960)
Trước tình hình nguy ngập về quân sự và về an ninh chung
trên toàn cõi miền Nam, nhóm Caravelle đã cảnh giác chính quyền
nhưng vô hiệu, cuộc đảo chính quân sự 11-11-1960 cũng thất bại.
Đi sâu vào vụ nhóm trí thức Caravelle và cuộc chính biến 11-11-
1960 không thuộc trọng tâm của công trình biên khảo này, chúng
tôi chỉ xin nhắc lại một số nét chính (độc giả có thể đọc rõ chi tiết
trong Hoàng Cơ Thụy, sđd, từ trang 2816-2872):
61