Page 317 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 317
Vũ Ngọc Đĩnh-Chinh Nguyên
để có được những phán xét và điều chỉnh chuẩn xác!
Ông tổng bí thư đã mở một cuộc chiến ảo nên ông
cũng chỉ nhận được những kết quả ảo.
Một Đảng, một thể chế chính trị lấy phê bình và
tự phê bình làm vũ khí sắc bén để giải quyết mọi mâu
thuẫn nội bộ, giả thử nó lại không còn dùng được nữa
thì các mâu thuẫn sẽ được hoá giải bằng cách nào?
Đảng đối lập không có, dư luận đối lập qua báo chí và
các cuộc biểu tình quần chúng cũng không có, vậy
làm cách nào để biết và điều chỉnh mọi sự rắc rối,
thậm chí cả bạo loạn nữa nếu nó xảy ra? Vẫn có
cách, là phải tạo ra một tình hình chính trị luôn căng
thẳng (một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, một cuộc
bạo loạn có thể xảy ra) để buộc các công dân phải
sống trong những quy chế nghiêm ngặt của thời
chiến, ở các chế độ toàn trị chỉ có hai cơ quan mà
quyền uy bao trùm cả xã hội. Đó là cơ quan tư tưởng,
tuyên truyền và cơ quan công an. Một để chặn, một
để chống. Còn khi đã có chuyện bất thường xảy ra thì
chỉ có một biện pháp: đàn áp, bắt giữ, lập toà án xét
xử những kẻ cầm đầu. Cách giải quyết vừa nhanh
gọn lại mau ổn định, không dây dưa, phiền toái vì có
quá nhiều luật lệ, qua nhiều lý lẽ như ở các nước tư
bản. Những rối loạn vặt vãnh thật ra là nước là không
khí của các nhà cầm quyền độc tài. Họ đâu có sợ
loạn. Họ còn bày ra những cuộc chiến cung đình như
ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hay một cuộc chiến
giữa nhân dân với nhau như đã làm ở Trung Quốc.
Không có mùi vị của thuốc súng, của máu người và
những tiếng la hét cuồng nộ của đám đông thì người
cầm quyền biết thở bằng gì!
316