Page 11 - ĐIỂM BÁO CÀ MAU SỐ 09
P. 11

Để  giữ đất, tỉnh Cà Mau đang thay đổi cách tiếp  cận nhằm thích ứng với BĐKH.
           Cụ thể, thay vì bị động hoặc trông vào  các  giải pháp  đê  cứng, tỉnh tiếp  cận thu hút phát
           triển kinh tế biển ven bờ gắn với hệ thống “đê, kè mềm”. Bên cạnh đó là phát triển các dự
           án điện năng lượng tái tạo, nuôi trồng thủy sản ven bờ gắn với tạo các lớp chắn sóng, tạo
           vùng bồi lắng và tái tạo rừng ngập mặn.  Điển hình trong đó là phát triển các  dự án điện
           gió,  đây được xem là giải pháp  góp phần chắn sóng và gió; dự án điện mặt trời ven biển
           với hệ thống kè mềm chắn sóng góp phần tạo vùng bồi lắng và vùng nước nuôi biển.

                  Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho rằng Chính phủ cần tiếp tục
           có  những  chính  sách ưu tiên  đầu tư hạ tầng nông thôn,  hạ tầng phục  vụ  sản xuất nông
           nghiệp  đáp ứng yêu cầu ứng phó với BĐKH.  Đặc biệt,  cần có  cơ chế,  chính sách hỗ trợ
           đặc thù để ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng.  “Cà Mau rất cần sự đầu tư để phát
           triển hạ tầng bởi hiện nay hệ thống đường thủy, đường bộ và đường biển của vùng thiếu,
           yếu và chưa kết nối với nhau. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi của vùng cũng đang là vấn đề
           bất cập, sự phối hợp điều tiết thủy lợi của vùng chưa chặt chẽ . ”, ông Sử phân tích.

                                                                                                     Gia Bách
                  Cà Mau giải bài toán  'giữ đất' để phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu /  Gia
           Bách / / thanhnien.- Năm 2021.- ngày 26 tháng 7.

                  Nguồn: https://thanhnien.vn




                                         Giữ rừng ngập mặn Cà Mau

                  Thứ hai, 26/7/2021  -  18:15

                  Biên phòng - Trở lại Cà Mau lần này,  điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là
           màu xanh của rừng ngập mặn (RNM) đã phủ rộng khắp các bãi bồi ven biển. Người
           Cà Mau bây giờ tích cực trồng và khôi phục RNM để canh tác, nuôi trồng thủy sản
           thay vì chỉ khai thác rừng như trước kia.































                    Hàng ngàn héc-ta rừng ngập mặn ở Cà Mau đã được phục hồi,  bảo vệ và trồng
                                    mới trong những năm qua. Ảnh: Bích Nguyên
                  Tính  đến  đầu năm 2020,  diện tích  đất  lâm  nghiệp  của  Cà Mau là hơn  164.600ha
           (diện tích có rừng là hơn 96.000ha).  Trong đó, tổng diện tích rừng và đất rừng trồng ven

                                                                                                              11
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16