Page 7 - ĐIỂM BÁO CÀ MAU SỐ 09
P. 7
phải mở rộng diện tích nuôi để tăng thêm lợi nhuận. Họ cho rằng cây rừng chiếm nhiều
đất sống của con tôm nên nghĩ mọi cách để thu hẹp diện tích rừng. Rất ít người khi đó
nghĩ rằng họ trúng tôm là nhờ hệ sinh thái rừng. Khi không được nhà nước cho phép mở
rộng diện tích thả tôm, thu hẹp diện tích rừng mà phải bảo đảm tỉ lệ rừng che phủ trên
40%, nhiều người nuôi tôm đã nghĩ ra nhiều "độc chiêu" bức tử rừng. Đáng kể nhất là
việc đập dập vỏ cây đước để cây mất dinh dưỡng mà chết dần, rồi đổ do chuột cắn.
Tôm nuôi sinh thái dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau
Thời điểm đó, hàng loạt diện tích rừng chết bất thường theo cách ấy khiến cơ quan
chức năng phải vào cuộc điều tra nguyên nhân và cuối cùng cũng xác định được thủ
phạm là d o . con người. Kể từ đó, tôm nuôi trên diện tích rừng ngập mặn liên tục thất
bát, người nuôi lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần. Qua tuyên truyền của ngành chức năng và
tình hình thực tế, nhiều người dần nhận ra nguyên nhân chính làm tôm chết là do thiếu độ
che phủ của rừng. Người nuôi tôm bắt đầu bắt tay hợp tác với cơ quan chức năng để trồng
lại rừng, sửa chữa sai lầm. Để được chứng nhận nuôi tôm sinh thái, hộ nuôi phải tuân thủ
các nguyên tắc khuyến cáo của ngành chuyên môn về môi trường nước, con giống, cây
rừng, bảo vệ động thực vật có trong Sách Đỏ.Ngoài việc tôm sinh thái được nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu bao tiêu sản phẩm và mua với giá cao hơn thị trường, những hộ được
chứng nhận nuôi sinh thái còn được hỗ trợ con giống chất lượng, được thụ hưởng chính
sách bảo vệ rừng hằng năm. "Những năm qua, các công ty chế biến thủy sản thực hiện tốt
việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các hộ được cấp chứng nhận nuôi tôm sinh thái,
tổng số tiền 6,7 tỉ đồng. Ngành chức năng cũng đang ra sức tuyên truyền, vận động người
dân nâng cao ý thức trong việc trồng rừng, hiểu rõ được lợi ích của việc trồng rừng gắn
với nuôi tôm sinh thái; bà con cũng rất tích cực tham gia thực hiện" - ông Tạ Minh Mẫn,
Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, cho hay. Quy định nuôi tôm sinh thái
phải bảo đảm diện tích trồng rừng từ 40% trở lên vừa giúp tăng lợi nhuận cho hộ nuôi
vừa giúp bảo vệ và phát triển rừng. 3Huyện Ngọc Hiển là địa phương có diện tích nuôi
tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn lớn nhất tỉnh Cà Mau, đến nay đã phát triển hơn
19.400 ha với 4.313 hộ nuôi.
Làm nên thương hiệu độc đáo
"Tôm sinh thái" là tôm lớn lên trong thiên nhiên, sống với bản năng tự nhiên nên
có nhiều đặc điểm giống như tôm trong thiên nhiên. Tôm sinh thái được thả nuôi trên mặt
nước có độ che phủ của rừng tự nhiên đạt 50% diện tích. Tôm sống sinh thái không sợ
hạn - mặn, cũng không sợ mưa mùa như tôm nuôi công nghiệp. Chỉ cần nguồn nước thủy
triều tự nhiên, không nhiễm bẩn, con tôm tự kiếm ăn trong nước tự nhiên; nước thủy triều
7