Page 27 - Su Ky CMC30 - Kien tao di san so (Chuong I, II)
P. 27
CHƯƠNG 1. LỬA
Lắp ráp máy tính – lắp ráp một ước mơ
Từ những nhà nghiên cứu, những kỹ sư tin học của HT&NT trở thành
những người lắp ráp, sửa chữa và cung cấp máy tính. Thời kỳ ấy,
người dùng thiếu kỹ năng tin học và rất cần tư vấn sử dụng máy
tính. Với đội ngũ nhân sự vừa có chuyên môn lại vừa nhiệt tình,
tận tâm, HT&NT đã nhanh chóng trở thành công ty uy tín trong việc
phân phối, sửa chữa máy tính.
Máy tính ngày ấy có hai loại: máy tính Đông Nam Á – nhập các linh
kiện rời từ các nước trong Đông Nam Á về lắp ráp và có giá thành
khá dễ chịu khoảng 1000$ đến 1500$ và máy tính Compaq có độ ổn định
hơn, cung cấp cho các đơn vị thiết kế chế bản điện tử hoặc văn
phòng nước ngoài, có giá khoảng 2000$ – 3000$. Hoạt động lắp ráp
được thực hiện ở kho 16A Lý Nam Đế.
Sau khi lắp ráp xong, các thành viên trong công ty sẽ đi giao máy
tính. Thời đó máy tính là tài sản rất lớn nên khách hàng thường đi
kèm từ lúc mua đến lúc giao nhận. Máy tính sẽ được giao bằng những
chiếc xe lam đi thuê khi số lượng nhiều hoặc được buộc chặt trên
những chiếc xe máy, len lỏi khắp đường phố Hà Nội. Mỗi khi đi giao
lắp máy cho khách hàng, anh em trong công ty luôn chuẩn bị chu đáo,
cẩn thận và luôn được người dân rất yêu quý. “Ổ cắm ngày xưa ở các
nhà đa số theo chuẩn Liên Xô là ổ cắm 2 chân, nhưng máy tính theo
chuẩn của Tây Âu và Mỹ thì lại là ổ cắm 3 chân. Khi có cắt đi vẫn
rất rộng mà nếu cố gắng ấn vào thì vỡ ổ điện của người ta. Các anh
luôn luôn phải đặt vấn đề với người mua hàng và chuẩn bị sẵn một
đầu chuyển đổi mua ở Trần Phú, cắt đi và nối lại” – anh Tạ Hoàng
Linh chia sẻ.
Có lẽ, dù chưa thành hình nhưng giá trị cốt lõi “Hướng khách hàng”
quen thuộc với bất kỳ người CMC nào đã được những thành viên tiên
phong nhen nhóm và ấp ủ từ những ngày ấy.
KIẾN TẠO DI SẢN SỐ 25