Page 31 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 31

Trong thời gian cải cách ruộng đất những cán bộ của xã: Bí thư chi bộ: Đồng chí Hà
             Văn Chí (người làng Sàn, huyện Việt Yên tản cư lên Vân Chung). Chủ tịch xã: Đồng chí
             Đặng Văn Hờn (người Bài Giữa). Bí thư Nông hội: Đồng chí Phạm Quốc Trái.
                    Bên cạnh những thắng lợi, trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức cũng phạm
             phải những sai lầm nghiêm trọng. Các đội cải cách làm việc theo ngành dọc, không dựa vào
             chi bộ cơ sở, hơn nữa họ còn đuổi ra khỏi Đảng những cốt cán của xã. Đội tự ý kết nạp và
             phân công cán bộ. Việc quy thành phần sai, quy tội trạng sai không ít. Tất cả địa chủ đều bị
             đuổi sang Đồng Bài- Bãi Củ làm ăn, sinh sống. Một số cán bộ đảng viên bị đội cải cách
             dùng cả nhục hình, một số bị bắt bớ, tù tội. Sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ
             chức gây tổn hại lớn đến tổ chức Đảng, đến chính sách đại đoàn kết toàn dân trong xã, gây
             không khí nặng nề, căng thẳng trong nội bộ nhân dân, gây hoang mang, giảm sút lòng tin

             của nhân dân đối với Đảng. Bắt đầu thời kỳ sửa sai, tình hình trong xã náo loạn, một số cán
             bộ cải cách trốn chạy, một lực lượng tự phát trong dân gây bạo loạn, đi lùng sục, đánh đập
             những cốt cán trong cải cách.
                    Trong  cải  cách  ruộng  đất  Lam  Cốt  quy  3  địa  chủ  cường  hào  gian  ác,  16  địa  chủ
             thường, 21 phú nông, 7 bóc lột. Sửa sai còn 3 địa chủ cường hào, 7 địa chủ thường, 8 phú
             nông, 29 hộ được sửa sai xuống trung nông (trong đó có 9 địa chủ thường, 13 phú nông và 7
             bóc lột).

                    Tháng 9/1956, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khẳng định những kết quả to lớn và
             chỉ ra những sai lầm của cải cách ruộng đất và đề ra chủ trương kế hoạch sửa sai. Thực hiện
             kế hoạch của Huyện ủy, Lam Cốt tiến hành sửa sai với phương châm ''có sai thì sửa, sai
             nhiều sửa nhiều, sai ít sửa ít, không sai không sửa''. Chi bộ thực sự là nòng cốt trong công
             tác sửa sai. Từ khi sửa sai cán bộ của xã là: Bí thư chi bộ xã là đồng chí Lưu Quang Cẩn
             (người An Liễu). Chủ tịch xã là đồng chí Nguyễn Văn Thành (người Kép Vàng). Bí thư
             Đoàn Thanh niên là đồng chí Nguyễn Văn Tiệc (người Đông Thành). Bí thư Phụ nữ là bà
             Chu Thị Sửu (người Đồng Lạng).

                    Sửa sai thắng lợi, những khuyết điểm trong cải cách được khắc phục một phần. Các
             người bị quy sai được xuống thành phần, trong đó có các ông: Ông Nhà, ông Tỉnh, ông
             Quang, ông Giảng ở làng Ngo; ông Bẹ, ông Đào, ông Cận ở làng Kép Thượng; ông Liên,
             ông Đá ở làng Kép Vàng; ông Cẩn, ông Nhâm ở An Liễu… Đồng chí Nguyễn Danh Sỹ- Bí
             thư Huyện uỷ phải trực tiếp gặp gỡ, thuyết phục và ổn định nhóm người bạo loạn. Nhiều
             đảng viên được phục hồi đảng tịch và công tác. (Cũng có một số người tự ái không nhận,
             thậm chí có người khi đem quyết định sửa sai đi đón thì đã chết trong tù). Số địa chủ quy sai
             được trả lại nhà cửa, ruộng vườn, trở lại làng cũ…không khí xã hội trong làng xóm vui tươi
             hẳn lên và đi vào phong trào thi đua tăng gia sản xuất.

                    Cuối năm 1957, chi bộ mở hội nghị tổng kết công tác sửa sai, kiện toàn lại tổ chức và
             bàn chuyển hình thức ''đổi công từng vụ, từng việc'' lên đổi công thường xuyên tạo tiền đề
             cho việc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Đồng chí Phùng Văn Thiêm được cử làm Bí thư
             chi bộ, kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã. Chi bộ xã lãnh đạo xây dựng thí điểm hai tổ
             đổi công thường xuyên ở Bài Giữa. Tổ một có 14 hộ do ông Bệu làm Tổ trưởng, tổ hai có
             13 hộ do ông Ỷ làm Tổ trưởng.



                                                                                                                 31
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36