Page 28 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 28
Về mặt ngoại giao: Liên Xô và Trung Quốc đã chính thức đặt quan hệ ngoại giao với
ta và cử đại sứ đến Thái Nguyên. Nước ta được công nhận là thành viên của phe xã hội chủ
nghĩa.
Sau chiến thắng Biên Giới ta làm con đường Thái Nguyên - Bắc Sơn - Mục Nam
Quan: ''Đường ta rộng thênh thang tám thước / Đường Bắc Sơn- Đình Cả- Thái Nguyên''.
Trên con đường này, bạn bè quốc tế đi lại tấp nập trên Thủ đô kháng chiến và cũng từ con
đường này nhiều đoàn đại biểu của ta đi dự các hội nghị quốc tế.
Ở vùng ta, bọn Pháp ở Mỏ Thổ không dám ''tác oai tác qoái'' như trước nữa. Từ cuối
năm 1950 trở đi, đến lúc phải bỏ chạy, không một lần dám lên Hồng Kiều, Lam Cốt, Phúc
Sơn mà cứ ''len lét như rắn mồng năm'' cố thủ trên phạm vi núi. Du kích Hồng Kiều, Ngọc
Thiện, Phúc Sơn cùng địa phương quân Yên Thế đã nhiều lần lên đánh núi Mỏ Thổ chứ
không “quấy rối'' như trước nữa.
Năm 1951, Pháp bị thua đau ở Hồng Quảng, Trung Du, Hòa Bình, đồng bằng Bắc
Bộ, Liên khu Năm nên chúng tìm cách đánh phá ta về kinh tế, chúng đánh phá đập Bái
Thượng, đập Thác Huống. Đập Thác Huống tưới nước cho những cánh đồng của huyện Phú
Bình, Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên. Một thử thách mới vô cùng khó khăn đối với
Đảng đó là nạn thiếu lương thực trong nhân dân. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân
dân ta vẫn tìm mọi cách để vượt qua, vẫn hăng hái tham gia kháng chiến tích cực. Năm
1953, 1954 nhân dân vùng ta không có lúa chiêm. Mãi đến tháng 11/1954, sau khi giải
phóng Điện Biên Phủ, Chính phủ chữa ngay đập Thác Huống để nhân dân có nước cấy
chiêm. Tháng 5/1955 nhân dân vô cùng phấn khởi có gạo chiêm để ăn không bị đói.
Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Lam Cốt đã
huy động hơn 180 dân công phục vụ chiến dịch, đóng góp hàng chục tấn gạo, hơn 2000 kg
đỗ, lạc, 900 kg thịt lợn. Đặc biệt là huy động 32 chiếc xe đạp thồ để vận chuyển lương thực
vũ khí cho chiến dịch.
Ngày 07/5/1954 quân ta đã chiến thắng quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Một chiến công
chấn động địa cầu, vang dội khắp năm châu bốn biển. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ của
quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Lam Cốt vô cùng tự hào vì
đã củng cố và giữ vững vùng tự do, cửa ngõ của thủ đô kháng chiến. Đóng góp sức người,
sức của cho kháng chiến, cụ thể là: Huy động 118 thanh niên đi bộ đội (Trong số này 6 anh
đã hy sinh, 19 anh là thương binh). Ủng hộ 3.400 tấn thóc cho quân lương. Mua công trái
kháng chiến 55.000đ. Ủng hộ 16.500 kg gạo trong phong trào ''lọ gạo kháng chiến''. Ủng hộ
16 khẩu súng cho lực lượng vũ trang. Ủng hộ 175 kg đồng để Chính phủ đúc đạn. Huy động
770 người đi dân công phục vụ các chiến dịch. Đón 7 anh em thương binh về làng chăm sóc
và xây dựng gia đình.
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gian khổ, hy sinh nhưng rất anh
dũng và vinh quang đã thắng lợi. Cùng với nhân dân cả nước, Lam Cốt đã góp phần viết
nên thiên sử vàng chói lọi cho dân tộc. Ngày 20/4/2001, theo Quyết định số 287- KT/CTN,
Nhà nước đã trao tặng nhân dân và lực lượng vũ trang Lam Cốt danh hiệu « Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Pháp ».
28