Page 25 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 25
Sang năm 1947, thực dân Pháp cho máy bay bắn phá vùng tự do của ta, càng ngày
càng dữ dội, ác liệt. Hàng ngày có những tốp máy bay quần đảo trên vùng trời Nhã Nam,
Úc Sơn, Đức Lân, Lữ Vân, Núi Đót, Đức Thắng, chúng soi mói dọc sông đào từ Bỉ Nội lên
Thác Huống, vì đây là đường lên Thủ đô kháng chiến Việt Bắc.
Ngày 12/4/1947, máy bay của Pháp đã ném bom xuống chợ Thắng, giữa lúc đang
đông buổi chợ. Dẫy hàng thóc gạo, dãy hàng xén, dãy hàng nồi đất, lợn con... xác người
ngổn ngang, máu lênh láng. Tiếng kêu gào thảm thiết xen với tiếng gầm rú của máy bay...
Có ai biết được trận ấy đã chết bao nhiêu người vô tội. Từ đó ở vùng tự do họp chợ, trường
học, các lớp huấn luyện, hội họp đều chuyển sang ban đêm.
Ngày 07/10/1947 thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc bằng thủy lực không quân,
hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và chỉ huy kháng chiến của ta: Không quân chúng nhẩy dù
xuống thị xã Bắc Cạn; hải quân chúng tiến theo đường sông Lô; lục quân có nhiều mũi, có
mũi đánh lên vùng Yên Thế, Thái Nguyên. Khi đến Nhã Nam chúng chia làm hai toán. Một
toán chúng đánh lên Cầu Gồ, Mỏ Trạng lên Thái. Một toán chúng rẽ ngang đi theo bờ sông
máng, đánh lên Thác Huống. Chúng đi đến đâu cũng gặp cảnh ''vườn không nhà trống'' và
lối đánh bí mật, bất ngờ mưu mẹo của du kích. Khi chúng hội quân ở thị xã Thái Nguyên thì
gặp sự chống trả quyết liệt của quân dân Việt Bắc, buộc chúng vội vàng rút quân về Hà Nội
theo đường số ba.
Thời gian này, thực dân Pháp cho xây dựng một loạt các hệ thống đồn bốt, để bao vây
vùng tự do, để bảo vệ đường số một. Bốn mũi Mỏ Thổ bốt núi Con Voi, bốt núi Thờ, bốt
núi Dẻo.
Thực hiện chính sách: ''Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người
Việt''. Chúng lừa phỉnh, mua chuộc nhân dân, những người nhẹ dạ cả tin, những tên hào lý
chức dịch, những người công giáo phản động, lên lập làng ''tề'' xung quanh đồn bốt làm
hàng rào cho chúng, từ đó chúng đi càn quét khắp nơi trong vùng để cướp lương thực thực
phẩm.
Bước sang năm 1949, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và căn cứ vào số lượng
đảng viên đã được phát triển, Huyện uỷ đã quyết định chuyển chi bộ Phúc Sơn thành Xã uỷ,
3 tổ đảng Lý Cốt, Lam Cốt, An Thành thành 3 chi bộ. Chi bộ Lam Cốt do đồng chí Nguyễn
Văn Hạp, người làng Trung làm Bí thư. Hai chi uỷ viên là đồng chí Nguyễn Đình Hứa
người Tân Thành và đồng chí Dương Văn Cung người làng Kép Thượng. Chi bộ An Thành
do đồng chí Lưu Quang Cẩn làm Bí thư.
Tháng 10/1949 giặc Pháp tổ chức đợt tấn công thứ hai lên Yên Thế. Một cánh quân
từ Bắc Giang đánh lên: Kim Tràng, Cao Thượng, Đình Nẻo, Nhã Nam... Một cánh từ Mỏ
Thổ đi theo bờ sông máng đánh lên Ngọc Thiện, Song Vân, Lam Cốt, Phúc Sơn.
Du kích Phúc Sơn, Lam Cốt phối hợp với tiểu đoàn Thiên Đức ''đón'' chúng ở làng
chiến đấu Lý Cốt. Trận đánh diễn ra ở Cầu Vồng- Lý Cốt. Sau ít phút giao tranh, du kích ta
rút lui để bảo toàn lực lượng. Pháp tiến lên núi Đót, chúng phá khẩu hiệu ''trường kỳ kháng
chiến''... rồi chúng rút.
Mấy ngày hôm sau, ban tuyên truyền xã lại thiết kế một khẩu hiệu khác, vẫn chiều
cao của chữ là 3m, chiều ngang là 2m, lát đá, quét vôi và khắp trong vùng đâu đâu cũng
25