Page 24 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 24
Ban chỉ huy trung đội du kích là: Dương Văn Cung (Kép Thượng), Quách Cao Tăng
(xóm Khánh Châu) và Nguyễn Văn Thành (Kép Vàng).
Đảng phải vận động hô hào thanh niên trai tráng ra nhập vệ quốc đoàn, cảm tử quân,
địa phương quân, lực lượng Nam Tiến. Lãnh đạo nhân dân thực hiện ''vườn không nhà
trống'' nếu cần thì ''Tiêu thổ kháng chiến'', thực hiện ''ba không''…
Nhân dân đóng góp hàng ngàn vạn đoạn tre tươi dài chừng 3m đến 4m, một đầu phạt
nhọn cắm ở bãi trống vùng Trị Cụ để chống quân Pháp nhẩy dù. Những ngày đầu như một
rừng chông mác, một năm sau như một ngàn tre.
Theo chỉ thị của cấp trên những làng ven đường giao thông, phải xây dựng làng chiến
đấu. Các đường giao thông liên huyện, liên tỉnh, quốc lộ phải phá hoại, đắp ụ để cản đường
hành quân cơ giới của giặc Pháp. Đảng và chính quyền lãnh đạo nhân dân xây dựng hai làng
chiến đấu là làng Kép Vàng và làng Lý Cốt.
Làng Kép Vàng nằm ở sát đê sông Đào, là đường giao thông thủy bộ từ Bắc Giang đi
Thái Nguyên. Tổ chức xây làng chiến đấu như sau: Trước hết là đào hào bốn chung quanh
làng, duy nhất có một lối ra, vào. Lối vào có hai cổng, cổng ngoài là vòm cây si tự nhiên
dùng làm cổng, cánh cổng bằng những cây tre đực già ghép lại. Đi qua gần 100m đường
trên bờ ao mới vào đến cổng trong, cổng trong cánh gỗ, toang gỗ (cổng làng cũ). Lượt thứ
hai sau hào còn rào bốn chung quanh bằng những cây tre đực, rào chéo cánh sẻ, hàng rào
cao gần 3m. Chu vi đường hào bốn chung quanh là 4km, sâu 1m60, rộng 0m70. Từ đường
này có các đường hầm chạy ngang dọc khắp làng. Cũng từ đường hào này đi đến hầm chỉ
huy, hầm cứu thương, hầm hậu cần. Tất cả các hầm hào đều lát tre gỗ đổ đất cao 50 cm.
Thời ấy, toàn bộ làng Kép Vàng nằm gọn trong rừng, rất kín đáo thuận lợi cho đánh
du kích. Xây dựng làng chiến đấu Kép Vàng rất dồn dập, khẩn trương. Nhân dân bỏ ra hàng
nghìn ngày công làm ngày làm đêm, không biết bao nhiêu là tre, gỗ, ván bỏ ra để lát hầm,
làm ròng rã trong ba tháng trời mới hoàn thành.
Về tổ chức Đảng, tháng 5/1947 Phúc Sơn được tách ra khỏi chi bộ Lương Khánh
Thiện, thành lập một chi bộ riêng do đồng chí Nguyễn Đình Toại lên Mặt trận Việt Minh
huyện công tác, đồng chí Đa người làng Luông lên làm Bí thư.
Sau khi hoàn thành xây dựng xong hai làng chiến đấu, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến
hành: Phá đường, đắp ụ trên các trục giao thông. Từ kè Vân Cầu lên kè Lữ Vân xây dựng ba
hệ thống ụ: Hệ thống ụ ở thùng đấu Cây Mai, Kép Vàng; hệ thống ụ ở cánh đồng và trước
cửa Đồng Lạng; hệ thống ụ gần Cầu Cong Lý Cốt.
Mỗi hệ thống ụ gồm có ba ụ đất lớn. Mỗi ụ chiều ngang từ chân đê lên đến mép nước
sông. Chiều dài dọc bờ đê 6m, chiều cao 3m. Bốn chung quanh đóng cọc tre tươi nhiều lần,
ở giữa đổ đất. Sau một thời gian là những lũy tre xanh tốt, không xe tăng nào có thể ủi
được.
Còn phá đường, trên mặt đường cuốc những hố theo hình chữ ''chi'', chữ ''i'', chữ ''t''.
Mùa đông năm 1947, nhân dân ta đã đốt đuốc đi phá đường ''quan''. Khi nhà thơ Tố Hữu về
Nhã Nam công tác, ông đã viết bài thơ ''Phá Đường'' có câu: ''Đêm nay gió rét trăng lu /
Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường''.
24