Page 19 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 19

chống phá cách mạng, cướp của cải của nhân dân. Từ đó ảnh hưởng của Việt Minh lan rộng
             đi khắp nơi, nhiều làng xã gửi người đến An Liễu, Yên Lý đề nghị cấp trên cử cán bộ về
             xây dựng phong trào. Tên Lý Huyên người làng Lan (Lan Giới) nguyên là lý trưởng xã Lan
             Giới. Hắn làm quản lý đồn điền cho Đỗ Thúc Phách, đem 22 bảo an binh về vây đình làng
             Chản với lý do: Bắt giặc cỏ (chúng ám chỉ Việt Minh). Lúc ấy ở đình Chản có cuộc họp của
             cán bộ Việt Minh do đồng chí Hà Thị Quế chủ trì, có đội tự vệ xã canh gác. Thế là hai bên
             nổ súng đánh nhau, tự vệ ta tiêu diệt và bắt sống nhiều tên. Bên ta hai tự vệ bị thương là
             đồng chí Cẩn, đồng chí Vinh.
                    Trước tình hình ấy, đồng chí Quế bắt Lý Huyên vào ấp An Liễu gặp cán bộ Việt
             Minh. Hắn đến, đồng chí Quế thuyết phục đi với cách mạng. Lý Huyên nhận lời, khi về đến
             đồn điền Cử Phách hắn tuyên bố không theo cách mạng và chống phá cách mạng đến cùng.

             Trước thái độ tráo trở của Lý Huyên đội tự vệ An Liễu quyết định đánh vào đồn điền Cử
             Phách để bắt Lý Huyên. Khi đến nơi thì bọn bảo an binh đã trốn về phủ Nhã Nam, đội tự vệ
             đã phá kho thóc của đồn để chia cho nhân dân quanh vùng.
                    Tiếp đó, ngày 25/3/1945 đội tự vệ giương cao cờ đỏ sao vàng, đi giữa ban ngày tiến
             về kè Lữ Vân, chặn ba thuyền thóc của Nhật xuôi từ Thái về Bắc Giang. Trên thuyền có sáu
             tên lính áp tải và 3 chủ thuyền. Đội tự về tước 6 khẩu súng, tịch thu 200 tấn thóc để cứu đói
             cho dân. Bắt sáu tên lính và ba chủ thuyền. Sáng hôm sau, một tên lính Nhật và 6 tên lính
             khố xanh về  Lữ  Vân  xem  xét  việc  mất  thóc, rồi  Nhật  đem  quân  ra  vây  ráp  Mai  Hoàng
             nhưng không có hành động gì và chúng rút ngay.

                    Ngày 08/4/1945 âm lịch (tức 19/5/1945 dương lịch) đội tự vệ An Liễu đã vây bắt
             được tên Nguyễn Văn Bẩy ở ấp Đồng Thương. Nguyễn Văn Bẩy là em ruột Trưởng Sắc.
             Đem tên Bẩy về núi Đót lập tòa án cách mạng xử. Từ đó cả vùng được yên ổn, dân càng tin
             tưởng vào Việt Minh.

                       Ngày 18/6/1945 đồng chí Toại- Bí thư chi bộ của Lam Cốt, Lý Cốt hạ lệnh cho đội tự
             vệ thu bằng triện của Lý Ấp lý trưởng xã Lãn Quật, Lý Ky lý trưởng xã Lam Cốt và thành
             lập UBND lâm thời. Ở xã Lam Cốt ông Lý Thìn (Kép Thượng) làm Chủ tịch. Ở xã Lãn
             Quật ông Kép Tốn (Đông An) làm Chủ tịch.

                     Đêm 16/7/1945 đồng chí Quế, đồng chí Toại, đồng chí Thủ Sách chỉ huy tự vệ Lam
             Cốt, Lý Cốt và nhiều xã khác đánh vào phủ Yên Thế lần thứ ba. Theo phương án tác chiến
             đã định trước, quân ta mai phục ở Cầu Trắng. Khi 23 tên lính khố xanh hành quân từ Nhã
             Nam về phía Cầu Trắng, quân ta ở hai bên đường xông ra bắt gọn chúng, không một tiếng
             súng nổ. Quân ta tước vũ khí thu 23 khẩu súng, quân trang, quân dụng và tha cho chúng về
             quê hương bản quán. Trong những người lính này có Đội Cương tự nguyện xin đi theo cách
             mạng. Giữa đêm Đội Cương dẫn tự vệ về Phủ đường buộc số lính còn lại phải đầu hàng.
             Lực lượng tự vệ các xã đã được bố trí mai phục xung quanh Phủ sẵn sàng đợi lệnh. Sau
             tiếng súng lệnh, toàn bộ lực lượng cách mạng ập vào phủ đường, chiếm giữ kho vũ khí, thu
             gom và tiêu huỷ hết giấy tờ sổ sách, tập trung binh lính, bọn nha lại và người nhà của chúng
             để giải thích chính sách khoan hồng của Việt Minh. Chỉ trong một đêm, cuộc khởi nghĩa
             giành chính quyền về tay nhân dân ở Phủ Yên Thế đã hoàn toàn thắng lợi.





                                                                                                                 19
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24