Page 16 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 16
Khao bá hộ: Làm lý trưởng, sau ba năm, mãn khóa, ông lý nào làm được việc cho
chính quyền bảo hộ thì được khao bá hộ. Gọi là lý bá, hay lý hộ. Ông lý bá làm cố vấn cho
ông lý đương. Và như vậy là tăng thêm bọn ''mọt'' dân ở chốn hương thôn.
Cưới xin thì phải ''môn đăng, hộ đối'' con ông nọ lấy cháu bà kia. Cha mẹ đặt đâu con
ngồi đấy. Là con gái thì phải tam tòng: Ở nhà thì theo cha, đi lấy chồng thì phải theo chồng,
chồng chết thì phải theo con. Tệ ép duyên rất nặng nề, nên đã xảy ra bao nhiêu bi kịch: Thắt
cổ tự tử, bỏ làng ra đi, thủ tục cưới xin quá phức tạp, dài dòng. Ăn uống linh đình, thách
cưới nặng nề, nên những người nghèo không lấy được vợ. Một người qua đời những thủ tục
lễ nghi cúng bái rất nhiều, chi phí khá tốn kém. Người có đã vậy, người nghèo thì khốn khổ
trăm bề.
Chính sự áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và cuộc sống bần cùng của
nhân dân như vậy là điều kiện cho sự nghiệp cách mạng của Đảng sớm bén rễ và bùng lên ở
quê hương Lam Cốt.
II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHI BỘ ĐẢNG.
Ấp An Liễu xưa là một trại nhỏ của làng Yên Lý. Trại do cụ Nguyễn Tuấn Chất lập
năm 1932, hầu hết là người làng Vân, huyện Việt Yên. Trại có sáu gia đình, đến năm 1936
thêm một gia đình đồng chí Nguyễn Đình Ký lên là bảy hộ. Đồng chí Nguyễn Đình Ký (Bí
danh Nguyễn Đình Toại, hoặc Trần Đình Toại) sinh năm Canh Tý 1900, tại làng Vân (xưa
còn có tên là làng Yên Viên), xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, trong một gia
đình nông dân nghèo, giàu lòng yêu nước và hiếu học. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, đồng
chí được bà nội nuôi nấng, dạy dỗ và cho học chữ từ nhỏ. Trải qua 18 năm ăn học trong một
môi trường có nhiều thanh niên giác ngộ cách mạng, dọc hai bên bờ sông Cầu: Vạn, Vân,
Thổ Hà, Dốc Đặng... rồi nối với Từ Sơn, Tam Sơn quê hương Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia
Tự... nên đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng.
Năm 1928 đồng chí được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng
chí hội. Đồng chí đã tích cực hoạt động trong phong trào nông dân chống áp bức bóc lột,
chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính... và tích cực hưởng ứng cao trào cách
mạng toàn quốc 1930- 1931. Bước sang những năm 1932- 1935 địch tiến hành khủng bố
trắng, chúng thẳng tay tàn sát, bắt bớ, phá vỡ hầu hết các tổ chức cách mạng của ta, trong đó
có cơ sở Vân Hà. Đồng chí phải chuyển lên vùng Yên Thế để hoạt động. Lúc đầu đồng chí
lên làng Lang Cao, xã Ngô Xá. Đến năm 1936 chuyển về ấp An Liễu. Ấp An Liễu khi ấy,
phía Tây Bắc tựa lưng vào núi Đót, nối sang Phú Bình, Thái Nguyên. Phía Đông là núi
Phạm và cánh đồng Và, làng Chản Thương. Một địa danh đã được coi là vựa cá thời xưa:
“Cá Chản Thương, tương Vân Cầu”, “Cá đồng Và vượt qua núi Phạm”… An Liễu có địa
thế thuận lợi để hoạt động cách mạng, đã xa trung tâm làng, lại là nơi giáp ranh của 3 xã
Lam Cốt, Lý Cốt và Lãn Quật. Hơn nữa, khi đó, An Liễu mới chỉ có bảy hộ, mà cả bảy hộ
đều là anh em thân thuộc với gia đình đồng chí Nguyễn Đình Ký.
Về đây, nhiệm vụ đầu tiên của đồng chí là bắt tay ngay vào xây dựng cơ sở cách
mạng An Liễu và sau đó khẩn trương bắt liên lạc với ATK 2 ở Hoàng Vân, Hiệp Hoà. Đồng
chí thường đóng giả làm thầy cúng, để đi lại thuận lợi và dễ bề hoạt động. Chỉ trong một
thời gian ngắn, đồng chí đã bắt liên lạc được với nhiều đồng chí như: Hoàng Quốc Việt,
16