Page 17 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 17
nguyên Chủ tịch UB TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khi đó là Bí thư xứ uỷ Bắc Kỳ; Lê
Thanh Nghị nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hoàng Quốc Thịnh
nguyên Bộ trưởng Bộ Nội thương; Nguyễn Trọng Tỉnh - Nguyên Bí thư ban cán sự Đảng
tỉnh Bắc Giang; đồng chí Cửu (tức Hiền) và đến 7/1944 đồng chí Hà Thị Quế- Ủy viên ban
cán sự tỉnh Bắc Giang từ an toàn khu 2 sang trực tiếp phụ trách và xây dựng cơ sở phong
trào cách mạng ở Yên Thế và Việt Yên… Từ đó, An Liễu thật sự trở thành một cơ sở cách
mạng sôi động: Tuyên truyền giáo dục cách mạng, thành lập các tổ chức cách mạng, trừng
trị bọn tay sai bán nước, luyện tập tự vệ chiến đấu… Gia đình đồng chí Nguyễn Đình Ký trở
thành nơi hội họp, nơi đi về của nhiều cán bộ Trung ương và địa phương. Có đảng viên
thoát khỏi nhà tù đế quốc, còn đang đau yếu bệnh tật, đã được cơ sở cách mạng ở đây hết
lòng nuôi dưỡng, chữa bệnh và bảo vệ.
Từ An Liễu, đồng chí Nguyễn Đình Toại phát triển lên Yên Lý, vì Yên Lý hầu hết là
người làng Vân, đại đa số là tá điền cấy ruộng chủ Hàn Lân. Yên Lý ở chân núi Đót. Núi
Đót sim, mua phủ kín um tùm, đằng sau là cánh rừng rộng, lắm khe, nhiều hẽm, suối. Nơi
đây có thể xây dựng chiến khu được. Tiến cũng dễ, lui cũng thuận, là nơi giáp giới giữa Yên
Thế và Phú Bình (Thái Nguyên).
Tháng 7 năm 1944, sau khi đồng chí Ngô Thế Sơn được phân công nhiệm vụ khác,
đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh được Trung ương chỉ định làm Trưởng ban cán sự tỉnh Bắc
Giang, kiêm Trưởng ban công tác đội của An toàn khu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong
việc chỉ đạo và phối hợp giữa An toàn khu và Đảng bộ Bắc Giang. Tại nhà đồng chí
Nguyễn Đình Ký, đồng chí Hoàng Quốc Việt- Bí thư xứ uỷ Bắc Kỳ đã trao quyết định và tổ
chức phiên họp đầu tiên gồm có: Đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh làm Trưởng ban, các uỷ
viên: Hà Thị Quế, Hoàng Hà Châu, Lương Công Đài, Hồ Công Dự.
Suốt 6 tháng cuối năm 1944, các lớp huấn luyện cán bộ đã được Đồng chí Hà Thị
Quế chỉ đạo, đồng chí Chu Đốc là giảng viên, liên tục mở tại An Liễu. Mỗi lớp kéo dài
khoảng nửa tháng, với khoảng 30 học viên hầu hết là thanh niên trẻ, khoẻ. Học viên, thầy
giáo của các lớp này đều được cơ sở cách mạng An Liễu chăm lo chu đáo, bảo vệ tuyệt đối
an toàn.
Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang phát hành năm 1999 và tái
bản năm 2009 ghi: “Căn cứ vào sự trưởng thành của phong trào quần chúng cách mạng,
tháng 9/1944 tại nhà đồng chí Nguyễn Đình Ký ở An Liễu (khi đó thuộc thôn Yên Lý),
đồng chí Hà Thị Quế đã kết nạp đồng chí Nguyễn Đình Ký (tức Trần Đình Toại), Đỗ Xuân
Thủ (tức Thủ Sách), Lưu Quang Sự (tức Cẩn) vào Đảng cộng sản Việt Nam và tuyên bố
thành lập chi bộ Đảng ấp Yên Lý”.
Sự ra đời của chi bộ Yên Lý là một mốc son quan trọng, đánh dấu một bước trưởng
thành của phong trào cách mạng, không những của riêng Lam Cốt, mà còn của cả Đảng bộ
huyện nhà.
III. CHI BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN LAM CỐT ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH
QUYỀN CÁCH MẠNG 8/1945.
17