Page 18 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 18
Sau khi chi bộ Đảng ra đời, phong trào cách mạng ngày càng được đẩy mạnh. Các
lớp huấn luyện được tăng cường, lực lượng vũ trang, bán vũ trang phát triển lớn mạnh, sẵn
sàng đợi lệnh vùng lên khởi nghĩa.
Tháng 11/1944 ở Tràng Xá, Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, bị địch khủng bố trắng.
Trung ương giao cho đồng chí Hà Thị Quế phải đưa 300 người dân tộc lánh về các cơ sở
cách mạng Yên Thế, Bắc Giang. Đồng chí Hà Thị Quế phân công cho cơ sở An Liễu 10
người, toàn là cán bộ dân tộc. Trong lúc nhân dân ở đây cũng rất khó khăn, tết Nguyên Đán
lại đang đến gần, nhưng An Liễu đã hết lòng đón tiếp, giúp đỡ và bảo vệ anh em trong ba
tháng liền.
Bước vào năm 1945, phe Đồng minh trụ cột là Liên Xô mở cuộc tấn công như vũ bão
vào phe phát xít. Giờ tận số của phe phát xít đã đến gần, ở nước ta mâu thuẫn giữa Phát xít
Nhật và thực dân Pháp đã lên đến đỉnh cao. Đêm 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc
chiếm Đông Dương. Ở Bắc Giang bộ máy cai trị của thực dân Pháp đầu hàng và Nhật đã
xây dựng một chính quyền tay sai mới để đàn áp phong trào cách mạng. Ở trong vùng,
phong trào cách mạng rất sôi động.
Cùng trong đêm 09/3/1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp phiên họp mở
rộng, đã ra bản Chỉ thị lịch sử: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” làm kim
chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Mặt trận Việt Minh từ Trung ương tới cơ sở.
Ngày 12/3/1945 đồng chí Lê Thanh Nghị đặc phái viên của Trung ương và đồng chí
Nguyễn Trọng Tỉnh- Bí thư ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang đi dự hội nghị Trung ương mở
rộng về đến Xuân Biều, huyện Hiệp Hòa đã tổ chức một cuộc mít tinh tại đình Xuân Biều
gồm 70 tự vệ và hơn 300 quần chúng tới dự. Tại đây đã tuyên bố thủ tiêu chính quyền cũ và
thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc xã.
Ngày 16/3/1945 đồng chí Tỉnh, đồng chí Quế triệu tập các cở sở cách mạng thuộc
vùng Yên Thế ở An Liễu (Lam Cốt) để phổ biến chỉ thị của Trung ương: ''Nhật- Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta''. Đồng thời đề ra những chủ chương cụ thể phải làm cấp
tốc những việc: Khẩn trương tiến hành thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc xã; xây dựng,
củng cố các đoàn thể cứu quốc; tổ chức phá các kho thóc của Nhật, của các chủ đồn điền,
của địa chủ, lấy thóc cứu đói cho dân; tổ chức xây dựng các lực lượng vũ trang để bảo vệ cơ
sở cách mạng, trừng trị bọn trộm cướp, bọn việt gian phản động. Tất cả chuẩn bị thật nhanh
để giành chính quyền huyện.
Trong thời gian này, chính quyền cách mạng chưa được thành lập, chính quyền tay
sai của Nhật chưa vươn tới nông thôn, nên bọn cướp nổi lên ở khắp nơi. Ở Lãn Quật có ấp
Đồng Thương gọi là ấp Trưởng Sắc, nơi đây có bọn cướp nổi tiếng ở vùng này. Ngày chúng
đi tống tiền, đêm chúng đi cướp và chúng đã gửi giấy tống tiền đến ấp An Liễu. Trước tình
hình ấy, đồng chí Quế, đồng chí Toại phải củng cố đội tự vệ An Liễu thật chu đáo, đội gồm
17 người, trong đó có 6 người ở Yên Lý. Hôm đi vây bắt bọn cướp có đồng chí Tỉnh- Bí thư
ban cán sự tỉnh Bắc Giang và đồng chí Tạo cán bộ Xứ ủy Bắc Kỳ về giúp. Vũ khí của đội tự
vệ có 1 súng lục, 1 súng trường, 1 súng kíp, còn toàn dao, kiếm, giáo mác. Ngày 03/3/1945
âm lịch (tức 14/4/1945 dương lịch) ta vây bắt tên Nguyễn Văn Cát ở ấp Đồng Thương và
thành lập tòa án cách mạng ở đình Yên Lý. Tòa tuyên án xử tử tên Nguyễn Văn Cát can tội
18