Page 23 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 23

II.  CHI  BỘ  LÃNH  ĐẠO  NHÂN  DÂN  LAM  CỐT  THAM  GIA  CUỘC  KHÁNG
             CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946- 1954)
                     Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ thiện chí, cố gắng làm
             những việc có thể, nhằm đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa,
             thực dân Pháp thi hành chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu khích và lấn chiếm. Ngày
             23/9/1945 thực dân Pháp gây chiến ở Nam Bộ. Ngày 20/11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn
             công  chiếm  đóng  thành  phố  Hải  Phòng,  thị  xã  Lạng  Sơn  và  đổ  bộ  lên  Đà  Nẵng.  Ngày
             16/12/1946, những tên trùm thực dân Pháp ở Đông Dương đã họp tại Hải Phòng bàn triển
             khai kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực Bắc vĩ tuyến 16. Ngày 17 và 18/12/1946 tại
             Hà Nội, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Chúng
             ngang ngược đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô. Hành

             động của thực dân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế không thể nhân
             nhượng thêm với chúng được nữa, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến họa mất nước, nhân
             dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ.
                      Lịch sử đã đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới. Thực tế cho thấy khả năng hòa
             hoãn không còn. Địch đã công khai tuyên bố chúng sẽ hành động sáng ngày 20/12 nếu
             Chính phủ ta khước từ những điểm nêu trong tối hậu thư của chúng. Trong thời điểm lịch sử
             đó, Trung ương Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng chiến và chủ động
             mở cuộc tổng giao chiến lịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân
             sự ở Hà Nội vào ngày 20/12/1946, như chúng đã nêu lên trong tối hậu thư gửi cho Chính
             phủ  ta  trong  những  ngày  18,  19.  Mệnh  lệnh  đã  được  phát  đi,  vào  lúc  20  giờ  ngày
             19/12/1946 tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng. Cuộc kháng chiến toàn

             quốc bùng nổ. Nhân dân cả nước đã đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch:  “... Không!
             Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
             nô lệ...''
                     Cuối năm 1946, theo chỉ thị của cấp trên, Ủy ban kháng chiến của xã được thành lập,
             do ông Quách Cao Tăng làm Chủ tịch.

                     Để nhân dân hiểu rõ mục đích cuộc kháng chiến của ta, một khẩu hiệu kẻ vắt ngang
             sườn núi Đót. Mỗi chữ cao 3m, rộng 2m, rải đá, quyét vôi trắng. Từ xa, trông thấy núi Đót
             dòng chữ: "Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi''.

                     Lúc này, Đảng và chính quyền địa phương phải tiến hành hàng loạt các vấn đề cấp
             bách. Ngoài việc chống đói, chống nạn mũ chữ còn phải khẩn trương mau chóng chuẩn bị
             cho kháng chiến và kháng chiến lâu dài.

                     Trước tiên là phải củng cố lực lượng dân quân du kích, công an và thành lập đội du
             kích cơ động, vũ khí của đội do cấp trên cấp và nhân dân ủng hộ. Hồi đó nhân dân khu vực
             Lam Cốt ủng hộ du kích xã 16 khẩu súng, trong đó có 1 khẩu súng lục. Ông Nhận (An
             Liễu),  ông  Đàm  (Kép  Thượng),  ông  Nhà  (Ngo),  ông  Tốn  (Đông  An),  bà  Thân  (Kép
             Thượng), ông Hạp (Làng Trung), ông Chắt (Kép Vàng), ông Hào (Làng Ngo),... trong đó
             ông Nhận ủng hộ 1 súng lục, 1 súng trường. Làng Ngo ủng hộ một quả chuông đồng, bà
             Nhắt (Làng Trung) ủng hộ một xà tích cho công binh xưởng.




                                                                                                                 23
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28