Page 14 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 14

Chương một

                           CHI BỘ ĐẢNG RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH

                         GIÀNH CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG Ở LAM CỐT (1938- 1945)

                    I. XÃ HỘI LAM CỐT THỜI KỲ PHÁP THUỘC

                    Cuối năm 1884, ách thống trị của thực dân Pháp đã trùm lên đất Lam Cốt. Từ đây
             người nông dân một cổ hai tròng, sưu cao thuế nặng, phu phen tạp dịch triền miên, đời sống
             nhân dân vô cùng cực khổ.
                     Ruộng đất ở Lam Cốt có chừng 1265 mẫu Bắc Bộ, nhưng địa chủ người Pháp và
             người Việt chiếm hơn 900 mẫu. Số ruộng đất bị chiếm đoạt như sau: Địa chủ Pháp Sécnay
             chiếm 200 mẫu ở vùng làng Chản, Đông An, Đông Thành; địa chủ Đỗ Thúc Phách chiếm
             80 mẫu ở vùng Vân Thành, Me Điền; địa chủ Cai Tư chiếm 250 mẫu ở làng Đồng, Kép
             Vàng, làng Trung; địa chủ Quản Đức chiếm 20 mẫu ở Me Điền, làng Kép, làng Trung; địa
             chủ Bùi Thiện Căn chiếm 20 mẫu; địa chủ, phú nông người địa phương chiếm khoảng hơn
             400 mẫu. Ngoài ra còn một khoản ruộng công cũng lớn là ruộng đình, ruộng chùa, ruộng
             hậu.

                    Chúng chiếm đoạt ruộng đất như vậy, nên rất nhiều người nghèo ở các làng ''một tấc
             đất cắm dùi'' cũng không có. Phải đi làm thuê, làm mướn cho bọn nhà giàu và cấy ruộng
             lĩnh canh của bọn địa chủ. Địa chủ chiếm ruộng tốt, ruộng gần, còn nông dân thì ruộng xấu,
             ruộng xa, phân bón ít, sâu bệnh nhiều, hạn hán, bão lụt nên năng suất rất thấp chừng 40 kg
             thóc/sào.

                   Hơn nữa nạn sưu cao thuế nặng luôn luôn đè lên người nông dân Lam Cốt. Nam giới
             từ 18 tuổi đến 60 tuổi đều quy là xuất đinh, phải nộp sưu. Một xuất sưu, đánh đồng loạt là
             2đ50, phụ thu 0đ50, cộng là 3đ00. Ba đồng một xuất sưu, thời giá thuở ấy (tương đương)
             mỗi gánh thóc là 0đ60 (1 gánh bằng 40 kg), vậy mỗi xuất sưu phải mất 5 gánh thóc (200
             kg). Ai nộp đủ 3đ00 thì Lý trưởng cấp cho một mảnh giấy gọi là Thẻ thân để đi làm thuê.
             Không có nộp hoặc nộp không đủ thì Lý trưởng bắt trói vào cột đình tra khảo, tróc nã, nhục
             mạ, nhiếc móc, ... Trong nhà có gì bán hết, thậm chí phải bán cả con để lấy tiền nộp.

                    Năm 1940, bọn đế quốc phong kiến chúng lại đặt ra ba loại thuế thân: Loại cung
             đình- nghèo nhất phải nộp 2đ50 phát thẻ màu xanh. Loại có gia sản từ 5 đến 7 mẫu ruộng
             phải nộp 5đ00 phát thẻ màu vàng. Loại có gia sản từ 10 mẫu trở lên phải nộp từ 15đ00 đến
             25đ00 phát thẻ mầu đỏ.

                    Những người không có ruộng cấy, ruộng thuê của chủ gọi là tá điền. Mỗi mẫu phải
             nộp cho chủ 5 phương (gọi là nộp tô), mỗi phương 20 kg, nhưng rồi chúng lại tăng lên 7
             phương và mỗi phương chúng tăng lên 2 kg thóc.
                    Nông dân nộp sưu thuế xong hết ăn thì phải đi vay lãi, lãi suất rất nặng (50%). Tháng
             3 vay 100 kg đến tháng 10 phải trả cả gốc lẫn lãi 150 kg. Nông dân biết đó là điều quá cay
             đắng, song vẫn phải vay, không còn cách nào khác. Nên có người đến chết vẫn không trả
             hết nợ.



                                                                                                                 14
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19