Page 9 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 9
chim đậu” bà con từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Tây quần
tụ về đây. Năm 1960 thành lập thôn Lam Sơn.
Miền Đông sông Đào, Làng Đồng khi trước dân số ít, ruộng đa số là một vụ, diện tích
tuy rộng nhưng địa chủ tây, địa chủ ta chiếm gần hết. Người dân nghèo ở các nơi đến đây
lập ấp, “lĩnh canh” để cầy cấy. Có ba ấp thuộc về làng Đồng: Một là ấp Đồi Vàng, hay còn
gọi là ấp ông Đẫu. Gồm một số hộ người Bài, Song Khê, Lạng Giang,... Hai là ấp Bờ Giữa
gồm có một số hộ ở Nội Hoàng, Bài Xanh, Ảm Lịm, Tứ Kỳ (Hải Dương) lên. Có lúc còn
gọi là ấp Ký Bẩy. Ba là ấp Đồng Bài (hay còn gọi ấp ông Phô). Đa số là người Bài, Trung
Đồng. Đến giữa những năm 1948- 1949 đồng bào ở các nơi tản cư lên đây rất đông, nên
làng Đồng chia ra làm hai xóm: Ấp Đồi Vàng và làng Đồng sáp nhập làm một gọi là xóm
Đồng Vàng, ấp Bờ Giữa sáp nhập với Đồng Bài gọi là xóm Bài Giữa. Đến năm 1953, số bà
con ấp Đồng Bài chuyển đi nơi khác làm ăn, chỉ còn lại mấy nhà, ruộng đất bỏ hoang hoá
nhiều. Sau cải cách ruộng đất ta đưa một số địa chủ về đây sinh sống, đến khi sửa sai các hộ
bị quy oan lại trở về nơi cũ, chỉ còn lại ông Lý Ấp. Trước tình hình đó, mấy chục gia đình ở
Hải Dương lên thành lập đội sản xuất Hải Sơn. Sau mấy năm làm ăn khó khăn quá, nhiều hộ
lại bỏ về quê, chỉ còn lại cán bộ đảng viên trụ lại. Trước những khó khăn đó, Đảng bộ quyết
định phải đưa nước vào, khắc phục tình trạng ruộng một mùa, ổn định cho nhân dân sản
xuất. Vận động một số hộ ở Bài Giữa, Vân Thành, Chản… đến thành lập một đội sản xuất
mới gọi là Tân Lập. Từ phía Bài Giữa đi lên, nơi đây có tên gọi Chản Thương, hay Chản
Ngoài. Đến khi có ấp gọi là ấp Đồng Thương hoặc ấp Trưởng Sắc. Đến cách mạng tháng
8/1945 ấp này tự tan đi. Sau này một số hộ ở Bắc Ninh lên, dân số tăng dần, lại chuyển một
số hộ bà con làng Chản sang lập nên xóm Đông Thành. Ấp Vân Chung trước đây còn có tên
ấp ông Trưởng Quặc. Ở đây hầu hết là người Vân Cốc và Trung Đồng lên vào khoảng năm
1940, nên gọi là Vân Chung. Thôn Tân An vốn trước đây là khu Đồng Sào gốc, có một số
hộ người dân tộc thiểu số từ Lạng Sơn về đây canh tác. Nơi đây toàn ruộng một mùa, đi lại
khó khăn cách trở, hai bên là hai con ngòi, bà con đã bỏ sang Đồng Sào, Quang Tiến ở.
Ruộng ở đây phải giao cho HTX Quyết Tiến canh tác. Trong khi đó ở xóm An Liễu số đồng
bào ở Bầu Dật tản cư lên rất đông. Ta tổ chức đưa bà con sang đây, làm cầu qua ngòi Vân
Chung, đưa nước máng vào làm ruộng hai vụ. Mặt khác lại bỏ cầu Ngàn Ván làm cầu Bến
Quýt. Nhân dân ổn định cuộc sống mới, nên gọi là đội Tân An. Tuy mỗi giai đoạn có tên
gọi khác nhau: ấp, xóm, đội, làng… nay là 7 thôn: Đồng Vàng, Bài Giữa, Tân Lập, Đông
Thành, Vân Chung, Đông An và Tân An.
Đến nay, theo tài liệu thống kê tháng 10/2014, dân số xã Lam Cốt đã có 2.144 hộ và
8.069 nhân khẩu, mật độ dân số 886 người/km2.
4. VĂN HOÁ, XÃ HỘI.
Từ trước thời thuộc Pháp, hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống văn hoá xã hội của nhân dân Lam Cốt. Tư tưởng đạo đức lấy “trung quân, ái
quốc”, “tam cương, ngũ thường”, “tam tòng, tứ đức”… làm chuẩn mực. Tín ngưỡng lấy đạo
Phật để thờ phụng. Giáo dục dạy chữ Nho theo “tam tự kinh, ngũ thiên tự” “Minh đạo gia
huấn” tiến tới “tứ thư, ngũ kinh”. Nhưng Lam Cốt là vùng trung du hẻo lánh, trình độ dân
trí thấp, không gần những trung tâm văn hoá khoa cử. Nên, Lam Cốt không có các nhà khoa
bảng, không ai có bằng cấp từ tú tài trở lên, quan chức không có ai có chức vị lớn. Theo
9