Page 10 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 10
thống kê sơ bộ năm 2013, các chức dịch của xã Lam Quật là 57 vị, xã Lãn Quật là 12 vị,
nhưng cao nhất cũng chỉ có một Chánh tổng, một Phó tổng. Đáng kể nhất về mặt văn hoá xã
hội thời xưa, còn tồn tại đến ngày nay là những di sản, di tích lịch sử văn hoá: Đình, chùa,
miếu mạo, văn bia, sắc phong, hoành phi, câu đối.
Lam Cốt, Lãn Quật trước năm 1945 có 4 khu vực đình chùa: Đình chùa làng Kép
Thượng (Đình Tế); đình chùa làng Kép Vàng; đình chùa làng Trung; đình chùa làng Chản.
Ngoài ra còn có các nghè miếu: Nghè Trên, nghè Dưới, nghè Ông Dong, nghè Kép, nghè
Kép Vàng, Tại Túc Miếu. Đến nay có 5 di tích đã được xếp hạng Di tịch lịch sử văn hoá cấp
Tỉnh. Đình Tế và chùa Khánh Quang được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cấp Bằng di tích
lịch sử văn hoá ngày 19/12/2008. Đình Trung và chùa Trung được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc
Giang cấp Bằng di tích lịch sử văn hoá ngày 06/01/2012. Chùa Kép Vàng (Kim Quang tự)
được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cấp Bằng di tích lịch sử văn hoá ngày 17/12/2012.
Các Đình Chùa của xã không những là những nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín
ngưỡng của nhân dân, mà còn là những cơ sơ cách mạng của Đảng, trong Cách mạng tháng
Tám và trong kháng chiến chống Pháp. Đình Kép Thượng (còn gọi Đình Tế) là trụ sở của
Ủy ban hành chính kháng chiến xã Phúc Sơn và tháng 9/1949, là nơi làm lễ ra mắt của đại
đội địa phương quân huyện Yên Thế, mang số hiệu 533. Đình Làng Trung là nơi sơ tán của
Bệnh viện Bắc Giang. Đình làng Kép Vàng năm 1947- 1948 là kho thóc, kho muối của
Chính phủ, là trạm tiền tiêu của Trung đoàn Bắc Bắc sư đoàn 308 và của du kích Phúc Sơn.
Đình làng Chản là nơi diễn ra trận đánh giữa du kích địa phương với lính phủ Yên Thế
(tháng 3/1945).
Các cửa Đình của Lam Cốt đều thờ các nhân thần: Thượng đẳng thần Cao Sơn,
Thượng đẳng thần Quý Minh và Trung đẳng thần Tam Giang. Hiện nay trong xã còn lưu
giữ được 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn: Sắc của vua Thiệu Trị ngày 05/11/1846;
Sắc của vua Tự Đức ngày 16/5/1853; Sắc của vua Tự Đức ngày 24/11/1880; Sắc của vua
Duy Tân ngày 11/8/1909; Sắc của vua Khải Định ngày 25/7/1924.
Ngoài ra, còn có 2 sắc phong cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đang được
lưu giữ tại điện thờ nhà cụ Nguyễn Văn Thường (thường gọi cụ Nguyễn Văn Chi) làng Ngo.
Trên địa bàn xã Lam Cốt xưa kia có nhiều bia đá cổ có niên đại từ 100 đến 300 năm.
Mỗi chùa thường có một cây hương đá, khắc đủ bốn mặt. Ngoài ra còn nhiều bia hậu (bia
công đức) của đình, của chùa. Một thời gian dài người ta không coi trọng, bia thì đập bỏ, bia
thì làm cầu ao, cối đập lúa, đè bè tre ngâm… cây hương đá chùa Kép Vàng đã gẫy làm 3
đoạn, bia đình Trung, bia điếm Ngo mờ mất chữ, thậm chí có bia, bây giờ vẫn còn đang ở
dưới ao làng. Số bia còn lại đến nay, qua một thời gian sưu tầm đã tìm được và đã dịch gồm
có: Cây hương đá chùa Khánh Quang có văn bia khắc vào năm 1714, các bia đá hậu đình,
hậu Phật ghi công đức của nhân dân đóng góp xây dựng, trùng tu, tôn tạo đình chùa vào các
năm: Thiệu Trị năm thứ ba (1843), Tự Đức năm thứ nhất (1848), Đồng Khánh năm thứ hai
(1886) và Thành Thái năm thứ mười một (1899).
Xã Lam Cốt xưa có nhiều lễ hội, hàng năm Đình làng Trung ngày 08/9 âm lịch; Đình
Kép Thượng lễ hội Đình vào ngày 12/9 âm lịch; Đình làng Chản lễ hội vào ngày 10/9 âm
lịch; Đình làng Kép Vàng lễ hội vào ngày 12/9 âm lịch. Về những ngày lễ hội: Ban ngày
10