Page 11 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 11

ngoài sân đình có đánh cầu (Kép Thượng) chọi gà, vật,... Trong đình thì hát nhà tơ (là loại
             hát ca trù, một làn điệu dân ca tao nhã và văn hóa). Tối đến có thể hát tuồng, hát chèo cho
             nhân dân xem. Những ngày lễ hội như thế có thể kéo dài hai đến ba ngày.
                    Các lệ làng, các thủ tục, phong tục, tập quán rất nặng nề, phức tạp. Ở trong nhà thì
             thờ tổ tiên, thổ công, chúa đất, hà bá, táo quân. Ở đình, điếm, nghè, miếu thì thờ những vị
             Thần Thánh từ đời xưa truyền lại. Các lệ ma chay, cưới xin, khao, tế… rất tốn kém và phức
             tạp.

                    5. TRUYỀN THỐNG “TRAI CẦU VỒNG” TRÊN ĐẤT LAM CỐT.

                     Vào những năm 40 sau Công nguyên, theo truyền thuyết về Nàng Giã Đại Thần thì
             đất Lý Cốt và các địa phương xung quanh núi Đót, trong đó có Lam Quật, Lãn Quật…
             chính là nơi nàng Giã Đại Thần chiêu binh để cùng Hai Bà Trưng đánh quân Nam Hán. Vào
             thế kỷ thứ XVI đất Vân Cầu chính là đất của 18 quận công họ Dương lừng lẫy thời Lê-Mạc.
             Thời đó Lam Quật là một xã của tổng Vân Cầu... Đó chính là những sự kiện đã sớm hun
             đúc nên truyền thống thượng võ, khí phách  “Trai Cầu Vồng, Yên Thế” của con người Lam
             Cốt.

                     Dưới chế độ bóc lột tàn bạo của thực dân phong kiến, nhân dân Lam Cốt đã tham gia
             nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. Nhiều làng đã tự bố trí phòng chống lại bọn thổ phỉ,
             giặc ngoại xâm. Điển hình là trong cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế (1884- 1913),
             làng Đồng, làng Trung, làng Kép Vàng và cả Lam Cốt, Lãn Quật là những địa danh quen
             thuộc, gần gũi của nghĩa quân Yên Thế. Nhân dân những làng này đã tích cực bảo vệ và ủng
             hộ nghĩa quân bằng cả tinh thần và vật chất. Khu vực chùa Thương là kho lương thực của
             nghĩa quân. Nhiều trai tráng trong làng đã tự nguyện cầm cung tên, giáo mác đi theo tướng
             quân Hoàng Hoa Thám. Trong số ấy, có 11 người trở thành tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa:

                      Đề Lam, khi ông ra đi ông để lại 8 chữ cho đời sau: ''Đề Lam sinh vi tướng, tử vi
             thần''. Đề Lam, tên thật Hoàng Văn Lam người làng Kép Vàng, trong tổ chức quân đội của
             nghĩa quân Yên Thế có 26 ông Đề. Thứ nhất Đề Nắm, thứ hai Đề Thám, thứ tám Đề Lam,
             ông là một vị tướng cứng rắn, gan góc, dũng mãnh. Năm 1913 cuộc khởi nghĩa của nông
             dân Yên Thế bị dập tắt. Ngày ấy, những nghĩa quân còn sống sót bị Pháp và bọn vua quan
             triều Nguyễn o ép vây hãm đến cùng cực. Nhiều người bị bắt, nhiều người buộc phải xa xứ.
             Đề Lam, các cụ kể lại rằng: Ông từ rừng núi Thái Nguyên về vĩnh biệt vợ con làng xóm, rồi
             ông lên Yên Thế Thượng. Tại gốc đa cổ thụ của làng Na Lương, ông rút súng ra tự sát để về
             nơi chín suối theo Hoàng tướng quân, người anh hùng rừng xanh Yên Thế muôn đời bất hủ.
             Hôm ấy, là ngày 18/10/1913. Cảm thương nghĩa khí anh hùng của ông dân làng đã mai táng
             và sau này lập miếu thờ ông. Hàng năm con cháu ở làng Kép Vàng vào dịp giỗ tết vẫn lên
             thăm mộ và thắp hương ở miếu thờ cụ Đề Lam.

                     Cả Cõn, là em ruột bà cụ Xua người làng Trung. Ông Cõn đẹp người, to, cao, khỏe,
             giỏi võ, dũng cảm, lắm mưu mẹo, lanh lợi, tháo vát. Thường đi theo tướng quân Hoàng Hoa
             Thám. Ông là một nhân vật trong bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ông bị đầy đi
             Phi Châu cùng với bà Ba Cẩn.
                      Đốc  Ấu,  tức  Nguyễn  Văn  Ấu, người  làng  Trung, ông  hy  sinh  tại  trận  Thúy  Cầu-
             Ngọc Vân- Tân Yên.


                                                                                                                 11
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16