Page 6 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 6
Chương mở đầu
LAM CỐT - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI.
1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.
Lam Cốt là một xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cách
trung tâm huyện Tân Yên khoảng 10km. Phía Đông giáp xã An Dương; phía Nam giáp xã
Song Vân, Ngọc Châu; phía Tây giáp xã Việt Ngọc và xã Dương Thành (tỉnh Thái
Nguyên); phía Bắc giáp xã Quang Tiến, Đại Hóa và Phúc Sơn. Diện tích tự nhiên là 9,12
km2. Lam Cốt mang đậm màu sắc của một vùng núi và trung du; gò, đồi xen kẽ với những
cánh đồng hẹp, bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng. Phía Đông là khu Đông Tiến, có 7 thôn.
Ở đây có nhiều gò, đồi, bãi nhấp nhô chạy dài từ Tân Lập đến Tân An, Đông An. Phía Tây
là 3 khu Tân Tiến, Trung Tiến và Quyết Tiến, có 17 thôn. Ở đây là những cánh đồng rộng
hơn, nhiều ao chuôm xen kẽ với làng mạc. Diện tích đất canh tác là 1.265 mẫu, thuộc nhóm
đất ruộng bậc thang, do có thuỷ lợi tốt, nên vừa có đất lúa hai vụ, vừa có đất đồi núi thấp
phù hợp trồng cây ăn quả.
Phía Đông xã có con ngòi chảy từ huyện Phú Bình xuống làm ranh giới giữa hai xã
Lam Cốt và An Dương. Phía Tây xã có con ngòi cũng chảy từ huyện Phú Bình về. Giữa xã
có con sông Đào bắt nguồn từ sông Cầu, chảy dọc qua xã xuống tận sông Thương. Đây là
những nguồn nước chính, góp phần vào việc tưới tiêu có hiệu quả cho đồng đất quê nhà. Là
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Khí hậu ở Lam Cốt cùng nằm trong vùng khí hậu của huyện Tân Yên và tỉnh Bắc
Giang, vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vừa mang tính chất khí hậu á nhiệt
o
đới. Chế độ nắng và bức xạ phong phú. Hàng năm nhiệt độ trung bình là 22,9 C, nhiệt độ
o
o
o
cao tuyệt đối là 37 C, thấp tuyệt đối là 1,4 C, tổng tính ôn 8267 C. Khí hậu có hai mùa
tương đối rõ rệt, mùa hè gió Đông Nam và mùa Đông gió Bắc chiếm ưu thế. Lượng mưa
trung bình cả năm là 1594mm. Do vị trí của xã nằm khá sâu trong nội địa, nên các cơn bão
vào đến đây phần lớn đã suy yếu, ít khi gây ra những tác hại lớn. Những điều kiện khí hậu
trên đây thuận lợi cho phát triển trồng trọt nhiều vụ trong năm, đa dạng cơ cấu cây trồng và
thời vụ của một xã nông nghiệp.
Nhưng mặt khác, điều kiện tự nhiên của Lam Cốt cũng có những mặt không thuận lợi
như: Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp; không có những trục giao thông quan
trọng của quốc gia chạy qua; là xã miền núi nhưng rừng tự nhiên đã gần như không còn; thổ
nhưỡng vốn đã kém độ phì nhiêu, lại ngày càng bị sói mòn; lượng mưa phân bố không đều;
hệ thống kênh mương, chưa đáp ứng việc tự chảy hết diện tích,… Đó là những khó khăn đặt
ra cho Lam Cốt trong công tác điều tra, quy hoạch và sử dụng sao cho có hiệu quả trong
thời gian tới.
2. ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH XÃ.
Căn cứ vào các văn bia, các sắc phong còn lại của xã, căn cứ vào địa chí huyện Tân
Yên và địa chí Bắc Giang của Nhật Nham Trịnh Như Tấu xuất bản năm 1937, thì xã Lam
Cốt ngày nay, trước kia gồm hai xã Lam Quật và Lãn Quật. Hai xã thuộc hai tổng khác
nhau của huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang, đạo Kinh Bắc. Cột mốc trên đỉnh núi Am là một
mốc giới giữa hai xã ngày xưa.
6