Page 8 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 8

8. Thôn Chản                                    20. Thôn Trung Một

                   9. Thôn Đồng Lạng                               21. Thôn Trung Hai

                   10. Thôn An Liễu                                22. Thôn Trung Ba

                   11. Thôn Vân Thành                              23. Thôn Kép Vàng

                   12. Thôn Me Điền                                24. Thôn Cầu Chản*
                    (* Thôn Cầu Chản được thành lập từ ngày 07/5/1997, đã đi vào hoạt động gần hai chục năm, ngày
             01/01/2015 giải thể theo Kết  luận số  105-KL/HU ngày 07/11/2014 của  Ban Thường vụ  Huyện  ủy Tân
             Yên).
                    3. DÂN CƯ.

                     Theo “Địa chí Tân Yên” khi khai quật, khảo sát trong khu vực xung quanh núi Đót,
             các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật đồ đá: Hai chiếc cuốc bằng đá, chiếc thứ nhất
             dài 15,6cm lưỡi rộng 10,2 cm được chế tạo từ đá gốc mầu xám, chiếc thứ hai chỉ còn lại một
             phần của lưỡi rộng 8,5 cm. Ngoài ra còn có các mảnh tước, rìu tay, các mảnh ghè đẽo, một
             số cổ vật bằng đồng như rìu, dáo, mũi lao,… Điều đó chứng tỏ từ thời nguyên thủy, trong
             khu vực này: Lý Cốt, Lam Quật, Lãn Quật,… đã có con người sinh sống.

                     Tuy nhiên xã Lam Cốt thời cổ xưa, cũng như các xã khác trong huyện Yên Thế chỉ là
             một vùng rừng núi xa sôi, cách trở, “lam sơn chướng khí”, dân cư thưa thớt của một miền
             sơn cước được gọi là Yên Viễn. Ngay địa danh của xã thời ấy: Lam Quật (rừng núi, hầm
             hố), Lãn Quật (hầm hố, chưa được khai thác…) cũng phần nào nói lên điều đó. Mãi đến thời
             kỳ Lê-Mạc, thế kỷ 16, khi mà "Đại loạn cư Yên Thế, thái bình cư đế đô" với dòng người di
             cư ồ ạt từ miền xuôi lên vùng Yên Thế, dân cư của Lam Quật và Lãn Quật mới bắt đầu phát
             triển mạnh. Các làng cổ: Mèn, Ngo, Kép Thượng, Nguộn, Trung, Kép Vàng, làng Đồng và
             làng Chản lần lượt ra đời. Tiếp theo đó là sự ra đời gần như đồng thời của bốn khu di tích
             lịch sử văn hoá tâm linh tín ngưỡng, đình chùa miếu mạo của Lam Quật và Lãn Quật. Đến
             thời thuộc Pháp, theo nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá địa phương Vương Thành Giao, dân
             số xã Lam Cốt có khoảng 740 người, 180 hộ, chừng 200 xuất đinh. Dân số Lãn Quật có 130
             người, 40 hộ, chừng 35 xuất đinh.

                     Bắt đầu từ khi có đập thuỷ lợi Thác Huống (Đập khởi công xây dựng năm 1922, đến
             tháng 6-1929 thì khánh thành), đưa đồng đất quê ta từ một vụ bấp bênh thành hai vụ ăn
             chắc. Nhân dân nhiều nơi về đây làm ăn sinh sống. Là thời kỳ phát triển dân số cơ học mạnh
             mẽ nhất của xã nhà.

                     Bà con Me Điền ở Việt Yên lên, sau đó bà con Nga Mi ở Phú Bình- Thái Nguyên
             xuống, thành lập thôn Mi Điền, sau đổi tên thành Me Điền. Bà con Đồng Lạng xã Hoài Sơn,
             Từ Sơn, Bắc Ninh lên thành lập thôn Đồng Lạng. Bà con Bầu Dật, Hiệp Hoà vào cùng với
             các gia đình từ Vân Hà lên từ trước, thành lập thôn An Liễu. Bà con Vân Cốc lên đây thành
             lập thôn Vân Thành. Bãi Đồng Thờm những năm 1937- 1938 chỉ có một mình trại cụ Nhâm
             Vĩnh. Năm 1946 có hai hộ từ làng Chậu lên, rồi lần lượt các gia đình từ làng Kép Thượng
             ra, Từ Hải Dương… lên thành lập thôn Đồng Thờm. Thôn Lam Sơn vốn một phần đất là
             đồn điền Trị Cụ và Cao Sơn Thiên, một phần đất của làng Ngo và có cả ruộng của làng
             Chậu. Trước Cách mạng 1945 chỉ có một hộ nhà cụ Se với 4 nhân khẩu. Thế rồi “đất lành

                                                                                                                   8
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13