Page 33 - Bi quyet quan nguoi
P. 33

12. Kém cỏi bất tài, khiến cấp dưới coi thường mà xa lánh.

      13. Thô thiển lỗ mãng, khiến cấp dưới khinh mà xa lánh.


      * Bạn phê bình người như thế nào

      Là một người lãnh đạo không tránh khỏi bình người này người kia, nhưng việc phê bình
  người cũng có thể phản ánh trình độ của bạn trong việc phê bình. Nếu bạn là người lãnh đạo
  tốt, bạn cần phải biết những bí quyết phê bình người dưới đây:

      1. Phê bình phải có chứng cứ, xuất phát từ công việc, không thể vô hạn độ, đả kích.


      2. Khi phê bình phải phân tích đúng mức độ nặng nhẹ, lớn nhỏ, tính chất nguy hại sai lầm
  của cấp dưới, hết sức tránh không phân biệt đúng sai, nói cho sướng mồm.


      3. Đối với cấp dưới phải giữ vững nguyên tắc hai mặt của một vấn đề, nhìn nhận cả ưu lẫn
  khuyết điểm, với giọng điệu bàn bạc để phê bình, và trên địa vị bình đẳng với cấp dưới, tôn
  trọng cấp dưới.


      4. Khi phê bình phải để mọi người nói hết, cho phép họ phản phê bình. Phải nắm chắc mức
  độ phê bình không quá đà, phải thích đáng.


      5. Phải làm tốt công tác chuẩn bị trước khi phê bình. Phân tích tính chất, đặc điểm, nguyên
  nhân sai lầm.

      6. Phân biệt đối xử. Phải xem mức độ sai lầm nặng hay nhẹ để phê bình giáo dục có mức độ.

      7. Đối với cấp dưới có mâu thuẫn phải phê bình trực diện, lời lẽ tương đối nghiêm khắc,
  giọng điệu gay gắt.


      8. Đối với cấp dưới khó tiếp thu ý kiến phải phê bình theo kiểu từ từ từng bước, đi sâu dần
  dần.


      9. Đối với cấp dưới có chủ kiến cần phê bình theo kiểu bàn bạc bình tĩnh với giọng điệu bàn
  bạc, tương đối hoà hoãn.

      10. Đối với cấp dưới có hiểu biết nên phê bình theo kiểu nhắc nhở: Dùng biện pháp ám chỉ
  dung khi trao đổi nặng về nhắc nhở, khiêu gợi.

      11. Đối với cấp dưới phạm sai lầm với người khác nên phê bình theo kiểu nói ngay: Phê
  bình kịp thời, tại chỗ.

      12. Đối với cấp dưới sai phạm với người khác nên phê bình theo kiểu dẫn chứng người
  khác: Nếu người khác, việc khác, lấy hình tượng khách quan, dùng cách so sánh vào nội dung
  phê bình.

      13. Đối với cấp dưới có sai lầm tính chất nhẹ, nên phê bình theo kiểu đặt câu hỏi: Lấy câu
  hỏi làm nội dung, dùng hình thức đặt câu hỏi để phê bình.


      14. Lấy sự thực làm căn cứ, phê bình kịp thời.

      15. Nắm vững tâm lý cá tính, dùng phương thức phê bình thích hợp.

      16. Chú ý phương pháp và thái độ phê bình. Chỉ có phê bình trực diện mới dễ làm cho hai
  bên thông hiểu nhau, công bằng hợp lý.
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38