Page 36 - Bi quyet quan nguoi
P. 36

Người xưa có câu: "Thưởng lớn, tất có kẻ dám làm". "Không công không hưởng lộc", "Không
  có lợi ai chịu dậy sớm", cách khen thưởng là cách dùng người, phải biết cách dùng. Đó là vì con
  người bình thường đều thích tiền, thích lợi, nếu vì dũng cảm cố gắng, mà giành được, thì đâu
  tiếc sức.


      Cuối triều Hán, thừa tướng Tào Tháo mỗi lần công thành phá ấp, có được của quý, đều khen
  thưởng cho người có công, nếu công lao lớn cần thưởng, thì ngàn vàng cũng không tiếc; làm
  bậy không có công, một đồng cũng không cho, nên có thể đánh trận tất thắng. Cách khen
  thưởng là lời nói phải có căn cứ, khen thưởng tất có hiệu quả. Trong xã hội hiện đại, tình hình
  khen thưởng có thay đổi, không chỉ dựa vào lòng dũng cảm tác chiến, mà phải căn cứ vào lòng
  can đảm dám mạo hiểm và có trí tuệ hơn người, ngoài ra thưởng phạt là một cặp mâu thuẫn và
  là đòn bẩy, phải biết cách vận dụng cho tốt.


      Các nhà tâm lý học hiện đại đã nói rằng, khen thưởng đúng đắn, có tác dụng hướng dẫn mọi
  người. Người quản lý thành công là người phải biết khen thưởng cấp dưới ở mấy mặt sau đây:

      - Sách lược khen thưởng thứ nhất: Giao quyền trọng thưởng. Tề Hoàn Công cởi trói cho
  Quản Trọng, để ông làm Tổng quản quốc chính. Quản Trọng nói: "Tôi tuy được chúa công tin
  dùng, nhưng địa vị của tôi quá thấp kém", Tề Hoàn Công nói: "Ta sẽ cho khanh chức trên tướng
  quốc", Quản Trọng nói: "Tôi tuy rất hiển quý, nhưng quá nghèo", Tề Hoàn Công nói: "Ta sẽ
  cưới cho khanh con gái của ba đại gia, để khanh trở thành gia đình giàu có", Quản Trọng nói:
  "Tôi đã giàu có, nhưng quan hệ của tôi với chúa công còn quá xa vời". Tề Hoàn Công bèn tuyên
  bố, Quản Trọng là thầy của mình. Tiêu Lược nghe được tin này nói: "Quản Trọng cho rằng địa
  vị mình thấp hèn, khó quản lý người khác, nên xin được địa vị cao; Quản Trọng cho rằng mình
  nghèo túng, khó quản lý người giàu nên yêu cầu có một gia đình giàu có; Quản Trọng cho rằng
  quan hệ giữa mình với Tề Hoàn Công không thân cận, khó quản lý những người thân cận với Tề
  Hoàn Công, nên muốn làm sư phụ của Tề Hoàn Công". Đó không phải là Quản Trọng quá tham
  lam, mà là để có thể làm được công việc quản lý.


      Sách lược khen thưởng thứ hai: Giao cho trọng trách. Có một vị giám đốc muốn điều một
  cấp dưới tới một phân trạm ở nơi xa xôi hẻo lánh, bí quyết thuyết phục của ông ta là:" Trước
  hết nhấn mạnh tình trạng kinh doanh hết sức tồi tệ ở phân trạm xa. Sau đó mới nghiêm túc
  rằng: "Cứ thế này không sớm thì muộn cũng sẽ sập tiệm! Ta phải kịp thời vực nó lên, nhưng
  không phải ai cũng làm được việc này. Tôi đã suy nghĩ kỹ, chỉ có anh mới có đủ sức làm việc
  này!". Kết luận là: Anh ta là người thích hợp nhất.

      Thực chất đó là một sự "điều động giáng cấp", là một việc không vui vẻ, nhưng người dưới
  lại vui vẻ đi làm, không hề có rắc rối, đó là do đã động viên được tinh thần trách nhiệm của cấp
  dưới, nên tăng được sức chịu đựng về tâm lý của họ.

      - Sách lược khen thưởng thứ ba: Dùng người thì không nghi ngại. Một viên sĩ quan trẻ gánh
  vác trách nhiệm nặng nề. Nhưng ngoiaf ý nghĩ của một người, đại tấ vẫn giao cho anh ta một
  nhiệm vụ nặng nề không kém.

      Lần này anh ta đã anh dũng hoàn thành nhiệm vụ, còn được khen thưởng vì có công lao.
  Mọi người đến chúc mừng anh ta, anh ta bực tức nói rằng: "Tôi không còn cách nào khác. Tôi
  đã phụ lòng cấp trên, nhưng trên vẫn tin tưởng ở tôi". Xem ra tin tưởng ở người khác và đền
  đáp lại sự tin tưởng, đều cần phải có dũng khí thực sự.

      * Thưởng không qua ngày, phạt không để chậm

      Thưởng và phạt là hai biện pháp trị quân của các tướng soái từ cổ chí kim, trong nước và
  ngoài nước, hai biện pháp này hẫu trợ bù đắp cho nhau. "Phạt không để chậm" là muốn nói
  phạt là làm ngay, kỷ luật phải chấp hành nhanh chóng, kịp thời giáo dục quần chúng. Tôn Tẫn
  thậm chí còn yêu cầu "Thưởng không qua ngày, phạt không để chậm" hình như quá tuyệt đối,
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41