Page 37 - Bi quyet quan nguoi
P. 37

nhưng mục đích của thưởng phạt là nhằm động viên và cảnh báo mọi người, để lâu sẽ mất tác
  dụng.

      Biện pháp thưởng và phạt, có tác dụng quan trọng trong quá trình quản lý con người, nếu
  khéo vận dụng sẽ đạt kết quả ngoài sức tưởng tượng. Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, Tấn Văn
  Công muốn đánh lấy Nghiệp Địa , đại thần Triệu Suy trình bày biện pháp tiến công Nghiệp Địa.
  Tấn Văn Công chấp nhận cách đánh này, quả nhiên giành được thắng lợi. Sau khi chiến thắng ,
  luật công khen thưởng, Tiệu Suy nói:"Phương lược tác chiến của tôi là do Tử Hổ dạy cho". Tấn
  Văn Công cho gọi Tử Hổ đến nói :"Ta đầu tiên phải khen thưởng" khanh là người lập công đầu,
  khanh không nên chối từ", Tử Hổ không dám từ chối, nhận khen thưởng. Tử Hổ không tự mình
  nói chiến lược cho Tấn Văn Công, nhưng vẫn khen thưởng công đầu. Cho nên dù là người không
  thân quen, cũng mang hết sức mình để phò giúp Tấn Văn Công. Cuộc đời của Tấn Văn Công, tuy
  phần lớn thời gian sống lưu vong, khi trở về nước đã già, lại thống trị sau cuộc loạn lớn, quốc
  gia phải xây dựng lại trên đống đổ nát, nhưng vẫn nhanh chóng làm nên sự nghiệp, là do coi
  trọng biện pháp khen thưởng.

      Muốn thực hiện được biện pháp thưởng phạt, cần phải có kỷ luật sắt. Trong lịch sử Trung
  Quốc, quân của Nhạc gia đời Tống, quân của Thích gia đời Minh đều do thưởng phạt nghiêm
  minh, mới không sợ địch mạnh, dũng cảm thiện chiến. Tóm lại, kỷ luật phải vô tư. Phạt không
  kề thân, hình không sợ quý, phép tắc mới có uy quyền, mệnh lệnh mới có sức kêu gọi. Trong
  lịch sử đã có lưu truyền những truyện hay như Hứa Tùng chấp pháp nghiêm minh, Tôn Vũ diễn
  binh chém Mỹ Cơ, Điền Nhượng Tư dựng biểu trước viên môn chiếm Trang Giả, lệnh hành
  quân Tế Liễu của Chu Á Phu, Khổng Minh gạt lệ chém Mã Tắc, đều là những dẫn chứng nổi
  tiếng. Cho thấy phép thưởng phạt là biện pháp trị quốc có hiệu quả đã được lịch sử chứng
  minh. Trong lịch sử đã có một số kẻ thống trị do không biết vận dụng biện pháp thưởng phạt,
  mà dẫn đến họa sát thân.

      Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Bạch Công dẫn binh đánh nước Sở, sau trận kịch chiến, Bạch
  Công chiếm được đô thành nước Sở, nhưng lại không muốn đem của cải trong quốc khố nước
  Sở cấp cho dân chúng. Sau bảy ngày Thạch Khất nói với Bạch Công: "Tai nạn sắp giáng xuống.
  Nếu không mang của cải chia cho mọi người, thì đem đốt đi, để khỏi làm dân bất mãn, hại đến
  chúng ta". Bạch Công không muốn đốt của cải. Quả nhiên, đến ngày thứ chín, Diệp Công đánh
  bại Bạch Công, chiếm được những của cải đó, đem phân phát cho dân chúng, lại đem binh khí
  trong quốc khố phát cho dân chúng, bao vây đánh Bạch Công, Bạch Công muốn chiếm lấy, đủ
  thấy lòng tham rất lớn. Nhưng trước cái giá to lớn mà dân chúng bỏ ra, ông ta đã không biết
  dùng cách khen thưởng, không biết phân chia của cải để dùng người, lại không đem của cải đó
  dùng cho mình, thật là quá ngu dốt.


      * Quản lý phải nghiêm, không nể tình riêng

      Người lãnh đạo cấp dưới thấy trong cấp dưới có những biểu hiện xấu xa, phải có biện pháp
  nghiêm minh ngăn chặn, nhất định không thể nể tình.

      Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có một A đại phu đến A Địa nhậm chức, suốt ngày chỉ rượu chè
  trai gái, không lo chính sự, khiến ruộng đất bỏ hoang dân sống khổ cực. Khi Triệu đánh vào
  Quyên cũng không đến cứu. Khi quân Vệ đánh chiếm Tiết Lăng cũng không hay biết. Là một A
  đại phu như vậy, nhưng những kẻ xung quanh Tề Uy Vương vẫn tìm cách nói tốt trước mặt Tề
  Uy Vương. Tề Uy Vương. Tề Uy Vương cũng không tin vào những lời tốt đẹp đó, cử người đến A
  Địa tìm hiểu tình hình, biết được bí mật của sự việc. Bèn triệu kiến A đại phu, nói với A đại phu
  rằng: "Từ khi ngươi đến A Địa, ngày nào cũng có người tốt nói cho người, nhưng tình hình đâu
  phải như vậy, chứng tỏa người đã biếu xén lễ vật cho thủ hạ của ta, để chúng nói vào tai ta
  những điều tốt đẹp!". Sau đó đem giết A đại phu và bọn thủ hạ bao che cho A đại phu. Từ đó
  thần tử dưới quyền Tề Uy Vương ai cũng kinh sợ, không ai dám báo cáo láo. Vì thế Tề quốc
  được cường thịnh.
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42