Page 32 - Bi quyet quan nguoi
P. 32
cảm được với nhau, toàn xí nghiệp sẽ không có sinh khí. Cho nên cần phải dùng các phương
pháp sau để làm tốt mối quan hệ thông cảm:
1. Biết vận dụng lời nói, văn bản ngắn gọn, dễ hiểu, với tình cảm chân thành.
2. Coi trọng biện pháp giao tiếp.
3. Coi trọng việc tìm hiểu thông cảm của cả hai phía.
4. Chú ý vận dụng cách quan hệ song song có đi có lại.
5. Hoàn thiện các kênh giao tiếp chính thức, đồng thời cũng phát huy tác dụng những kênh
giao tiếp phi chính thức.
6. Nâng cao khả năng và trình độ tâm lý tiếp xúc của người lãnh đạo.
Đương nhiên việc tiếp xúc giữa giám đốc đối với cấp dưới không phải là không có mục đích.
Trong xí nghiệp, giám đốc phải xác định rõ những vấn đề cần trao đổi sau đây:
1. Cần cùng một người nắm bắt được các loại thông tin.
2. Để cho mọi người biết được quyết định và cách nghĩ của mình.
3. Định nói gì với họ, nói bao nhiêu, và quyết định nói với họ như thế nào.
4. Trước khi tiếp xúc cần định rõ nội dung và bàn bạc trước kế hoạch với họ.
* Tại sao cấp dưới không muốn để ý đến bạn
Là người lãnh đạo xí nghiệp đừng nên coi việc nhân viên trong xí nghiệp sợ mình là một
việc vui mừng, vì điều đó có nghĩa là bạn không được mọi người xí nghiệp hoan nghênh, bạn
người lãnh đạo đáng ghét. Vì vậy, bạn hãy tìm sai lầm của mình trong những nguyên nhân sau
đây. "Bạn có những khuyết điểm này không?":
1. Cho mình là cao giá, người ta kính sợ nhưng xa lánh.
2. Giải quyết công việc không hợp lý, khiến cấp dưới ghét, không muốn gần gũi.
3. Chỉ nâng đỡ người cùng phe, khiến cấp dưới xa lánh.
4. Không liêm khiết, khiến cấp dưới ghét mà xa lánh.
5. Nhà cửa quá thâm nghiêm, khiến cấp dưới sợ mà xa lánh.
6. Mềm yếu không dám quyết đoán, khiến cấp dưới bực mà xa lánh.
7. Do sự hay thay đổi, khiến cấp dưới lo mà xa lánh.
8. Nói mà không làm, khiến cấp dưới chán mà xa lánh.
9. Làm việc không có quy tắc chế độ, khiến cấp dưới xa lánh.
10. Phê bình lung tung không có chứng cứ, khiến cấp dưới tránh mà xa lánh.
11. Cứng nhắc bướng bỉnh, khiến cấp dưới giận mà xa lánh.