Page 40 - Bi quyet quan nguoi
P. 40
1. Nói cho họ biết ý nghĩa của mục tiêu, để họ thấy phấn khởi, đó là một khâu cần thiết.
2. Để cho cấp dưới tự đặt ra kế hoạch, hoàn thành từng bước theo kế hoạch. Về mặt tâm lý,
nếu cấp trên đặt ra mục tiêu cho họ, người ta sẽ cảm thấy là một gánh nặng, còn họ tự đặt mục
tiêu, đối với họ là một thách thức, và họ cũng vui vẻ hoàn thành.
3. Cần xác nhận mục tiêu của cấp dưới, và đưa ra những kiến nghị thích đáng. Làm như vậy
mới có thể hiểu biết mục tiêu của cá nhân cấp dưới có gì khác với mục tiêu tổng thể của công
ty. Đồng thời do cấp trên tỏ thái độ quan tâm, cấp dưới sẽ cảm thấy kế hoạch của mình có ý
nghĩa to lớn, họ sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu để đáp lại sự tôn trọng và tín nhiệm của công
ty.
4. Phải làm cho cấp dưới hiểu kế hoạch của họ có ảnh hưởng gì đến kế hoạch tổng thể của
công ty, ảnh hưởng gì đến các bộ phận khác. Như vậy sẽ tăng thêm tinh thần trách nhiệm và
tinh thần làm chủ của cấp dưới.
* Chế độ quản lý tiến dần từng bước
Môn quản lý xí nghiệp hiện đại cho rằng, khi đề ra chế độ quản lý và kế hoạch của xí nghiệp
cần chú ý những điểm sau:
1. Phải cụ thể. Cần phải nêu rõ hành động cụ thể. Mục đích và phương châm có thể hơi trừu
tượng một chút, nhưng hành động thì phải nêu rõ để phụ trách thực hiện kế hoạch biết họ phải
làm như thế nào.
2. Phải có thời. Mục tiêu cũng giống như một bàn tay vô hình, đang vẫy gọi chúng ta từ phía
xa, cho nên khi đặt kế hoạch phải tính đến thời hạn.
3. Phải có tính kinh tế. Về kinh phí, con người, vật liệu đều phải được tính toán kỹ. Ví dụ,
muốn quảng cáo phải chọn đối tượng có hiệu quả tốt, phải cố gắng sử dụng ít người, hành
động trong thời gian thích hợp, phải tính đến giá thành và hiệu quả xem có tỷ lệ không.
4. Phải có tính khoan dung. Con người hiện đại có yêu cầu hết sức khắt khe đối với chất
lượng sản phẩm, nhưng trừ phi có liên quan đến an toàn con người, nếu không sẽ khó đạt được
100% chất lượng cao, chỉ cần sử dụng không có vấn đề, không cho phép được sai sót. Đối với
chất lượng sản phẩm lại càng phải như vậy, việc thực hiện kế hoạch cũng cần phải như vậy.
5. Phải giản đơn rõ ràng. Nếu kế hoạch quá rườm rà, khi thực hiện thường thiếu tính co
giãn, đồng thời nếu nghiêm khắc làm theo kế hoạch, khi xảy ra vấn đề ngoài kế hoạch thì tìm
không ra cách giải quyết trong văn bản. Lúc này người thực hiện kế hoạch sẽ đâm hoang mang.
6. Phải có tính co giãn. Để đối phó với điều kiện thay đổi và nhân tố ngẫu nhiên, khi đặt kế
hoạch phải tính đến khả năng sửa đổi, thậm chí thay đổi một phần kế hoạch. Nếu bất đắc dĩ
phải thay đổi kế hoạch, phải khống chế ảnh hưởng xấu tới mức thấp nhất.
7. Phải có thứ tự ưu tiên. Khi đặt kế hoạch phải có tính co giãn, phải quyết định thứ tự trước
sau tuỳ theo sự quan trọng của các hạng mục.
* Nhận biết và sắp xếp tốt các loại hình dùng người trong xí nghiệp
Thế giới này là một thế giới đầy mâu thuẫn, bất cứ sự phát triển sự vật nào cũng đều tồn tại
mâu thuẫn. Cho nên mâu thuẫn có tính phổ biến, bất cứ lúc nào chỗ nào cũng có. Nhưng mỗi
mâu thuẫn và mỗi khía cạnh của mâu thuẫn đều có đặc điểm riêng, đó là tính đặc thù của mâu
thuẫn. Chúng ta biết trong thiên nhiên không có hai chiếc là hoàn toàn giống nhau, con người
cũng không có hai người có vân tay hoàn toàn giống nhau. Hai người với nhau, tính cách cũng