Page 45 - Bi quyet quan nguoi
P. 45
anh ta, khiến anh ta bối rối, không biết xoay xở ra sao. "Anh có tài đến mấy, hiểu biết có sâu
sắc đến mấy, tôi cũng không dùng".
3. Tạo ra những cơ hội đổi mới phát triển tài năng không đồng đều, có dụng ý nâng đỡ đối
thủ cạnh tranh, khiến anh ta dần lạc hậu so với đối thủ. Muốn loại bỏ cái vốn sinh kiêu ngạo
của nhân viên đó, có thể chọn lựa một, hai nhân viên dưới quyền cho anh ta cơ hội tăng thêm
hiểu biết và tài năng để trong một thời gian ngắn họ vượt anh ta, triệt để làm nhụt nhuệ khí
của anh ta.
4. Tránh đôi co tay đôi trực diện với loại cấp dưới lắm tài nhiều tật, đặt ra những quy tắc
chế độ, chỉ định người chuyên hợp tác với anh ta, trói buộc anh ta, phải tiêu hao tính lực, suốt
ngày bù đầu vào những rắc rối khó chịu.
5. Cố ý đặt anh ta trong môi trường nhỏ hẹp, kín, bảo thủ, lạc hậu, khiến anh ta lâu không có
được hiểu biết mới, thông tin mới, động lực mới, không học thêm được bản lĩnh mới, nên
những hiểu biết của anh ta trở nên lão hoá, tài năng cằn cỗi, mất hẳn cái vốn để "kiêu ngạo".
6. Dùng những ngôn từ khôn khéo như "nhu cầu công tác", "hết sức chiếu cố", "lãnh đạo rất
coi trọng", "kiên quyết giữ chân" để ngăn chặn không cho anh ta lưu chuyển hợp lý sang đơn vị
khác, dùng cả hai biện pháp cứng mềm để đạt mục đích khống chế được anh ta.
Đương nhiên, đó chỉ là những cách làm vạn bất đắc dĩ, nếu giám đốc cố ý dùng những cách
đó không cho đối phương có cơ hội cải tiến, thì không xứng đáng rồi.
* Phương pháp quản lý cấp dưới lầm lì không lộ, "muốn bắt phải thả"
Với kẻ dưới lầm lì nhưng đầy ác ý, làm cấp trên cũng sợ, phương pháp quản lý tốt nhất là
"muốn bắt phải thả":
1. Họp các kiểu hội nghị, tranh thủ ý kiến quần chúng. Nếu cấp dưới lo lắng trong lòng,
không dám nói ra, trước mặt mọi người không nên chụp mũ, đấu đá.
2. Nói chuyện riêng, yêu cầu tiến bộ, khêu gợi giao nhiệm vụ nặng nề, chỉ bảo cho đối
phương "biết thì phải nói, đã nói thì phải nói cho hết", nói hết mọi suy nghĩ thật.
3. Mở các buổi thảo luận học thuật, tích cức phát biểu ý kiến. Nắm chắc quan điểm chủ yếu
của các phái.
4. Lấy cơ bản bồi dưỡng, rèn luyện, cố ý lui về phía sau để anh A chủ trì một giai đoạn công
tác, chú ý phân tích xem anh ta có trung thành với mình không, có dã tâm chính trị không.
5. Với các cách "rẻ tiền" như tán thành, khẳng định, ngầm thừa nhận, giả vờ ủng hộ công tác
của cấp dưới cũng là một phương thức tốt.
Khi cấp dưới nghĩ rằng mình đã được cấp trên "quan tâm" nên mất cảnh giác đề phòng, có
thể dễ dàng khống chế được cục diện.
* Phương pháp quản lý cấp dưới có ý thù địch - tỏ ra yếu kém
Với kẻ dưới có thù địch, tìm mọi cách tiến công bạn, bạn có thể vận dụng phương pháp "tỏ
ra yếu kém" đợi thời cơ quật lại.
1. Làm ra vẻ khoan dung nhân từ, hết sức thân mật, làm cho cấp dưới tin tưởng. Đợi khi
nắm chắc được thực chất vấn đề, nắm "đằng chuôi" đột nhiên quay lại, với đòn sấm sét, cách
chức cấp dưới.