Page 47 - Bi quyet quan nguoi
P. 47
dưới dần dần thuần phục theo hắn.
4. Kẻ tiểu nhân một mặt tiếp tục lừa dối lãnh đạo, để tin tưởng vào hắn, mặt khác, lại để cho
cấp dưới thấy "thiên hạ" sau này sẽ thuộc về hắn, phải ngoan ngoãn dựa vào hắn, bồi dưỡng
thế lực lớn mạnh.
5. Đợi khi kiểm soát được phần lớn cấp dưới, lúc này tiểu nhân đắc thế sẽ chẳng cần phí sức
nữa.
* Phương pháp quản lý cấp dưới "muốn làm quan". Phải thấy mà tránh
Trong xã hội có nhiều cấp dưới luôn ôm mộng muốn làm quan, để đạt được mục đích làm
quan, bằng mọi giá để tiếp cận với lãnh đạo, dùng mọi cách để lôi kéo lãnh đạo, đả kích đồng
sự. Đối với loại người này, nhất định phải "thấy mà tránh xa", làm cho hắn không đạt mục đích:
1. Giữ quan hệ cấp trên dưới bình thường với tất cả mọi người, không có quan hệ đặc biệt
với ai.
2. Không bồi dưỡng kẻ thân tín, không cho phép xuất hiện một cấp dưới đặc biệt đứng trên
đầu những người khác.
3. Đối với những "biểu hiện" đặc biệt muốn dựa dẫm vào mình, phải đặc biệt cảnh giác,
kiên quyết phản đối mọi hành vi giao tiếp thấp hèn, tục tĩu.
4. Quản lý dân chủ ngăn chặn tác phong lãnh đạo giả tưởng phong kiến, không để cho kẻ
kiếm quyền có khe hở luồn lách làm bậy.
5. Kịp thời vạch trần và trừng trị những kẻ tiểu nhân muốn leo cao. Khi phát hiện phải lập
tức khống chế, hoặc cách chức.
6. Không ngừng nâng cao tu dưỡng bản thân, tăng "sức miễn dịch" cho cơ thể.
* Phương pháp quản lý cấp dưới có thiếu sót
Cấp dưới có thiếu sót, nhưng anh ta đúng là đã cố gắng làm hết sức, đối với loại cấp dưới
như vậy phải giữ gìn họ, để họ cảm thấy được bạn nâng đỡ.
1. Nếu cấp dưới nhỡ phạm sai lầm, biết hối hận, đã ngấm ngầm tìm cách sửa chữa, nếu
khuyết điểm không gây nên hậu quả nặng nề, tính chất không nghiêm trọng, người lãnh đạo
nên giả vờ "không biết", không hỏi, để khỏi tổn thương đến lòng tự trọng của cấp dưới.
2. Trước khi sắp giao cho cấp dưới một nhiệm vụ quan trọng có liên quan đến toàn cục, để
cho anh ta có thể không lo lắng, nhẹ nhàng ra trận, người lãnh đạo không nên vội vàng "tổng
kết" những sai lầm trước đây của anh ta, có thể tạm thời không truy cứu, để anh ta "lấy công
chuộc tội", thậm chí căn cứ vào tình tiết nặng nhẹ cụ thể, mà dứt khoát tuyên bố "giảm", "xoá"
kỷ luật đối với anh ta.
3. Trước khi "bao che thiếu sót" không cần phải tuyên bố rộng rãi, sau khi "bao che thiếu
sót" cũng không cần phải nói ra miệng, càng không cần phải chủ động gặp cấp dưới, cứ để họ
cảm ơn mình... mọi việc vẫn như cũ, coi như không có gì xảy ra, mới thu được hiệu quả tốt
nhất.
4. Khi cấp dưới phạm "sai lầm hợp lý" trong công tác, bị mọi người quở trách, rơi vào trạng
thái ngượng ngùng, lãnh đạo, không nên "đã chết cho chết luôn", mà nên dũng cảm đứng ra,
biện hộ cho cấp dưới, chủ động gánh lấy trách nhiệm, làm như thế không những cứu được cấp
dưới mà còn được lòng mọi người.