Page 51 - Bi quyet quan nguoi
P. 51
đề rất quan trọng.
* Quản người phải bằng phép tắc
Làm việc gì cũng phải có phép tắc, có tiêu chuẩn thống nhất, đó là phương pháp quan trọng
để khỏi loạn kỷ cương, khỏi lệch mục tiêu. Có phép tắc, có thể quản người bằng cách nói thẳng,
yêu cầu chặt chẽ, bảo đảm mọi lớp người tài đều tiến lên bằng những bước đi thống nhất.
Trong khi chấp pháp, chú ý chấp pháp phải nghiêm. Có một số người cho rằng lập pháp phải
nghiêm, chấp pháp lại phải khoan dung, luật pháp vô tình, nhưng con người có tình. Lý lẽ này
mới nghe cũng đúng, nhưng thực tế đó là lấy tình thay pháp, hoặc nói là dùng tình bỏ pháp. Cho
nên phải sửa lại là lập pháp theo tình, nhưng chấp pháp phải vô tình.
* Quản người bằng uy tín
Người lãnh đạo thành công là người xây dựng được uy tín của mình trong lòng người tài,
như vậy khi dùng tài dù có bảo họ đến nơi xa xôi hẻo lánh, họ cũng không làm trái hoặc phản
bội người lãnh đạo. Uy tín đó không phải có được do uy nghiêm, khắc nghiệt, mà do chính khí
trong hành động hàng ngày của người lãnh đạo, được bồi đắp bởi lòng yêu mến cấp dưới
thường ngày của người lãnh đạo. Mạnh Tử nói: "Quân tử dĩ nhiên hữu tâm, dĩ lễ tồn tâm", ý nói
người quân tử dùng lòng nhân ái và lễ nghĩa để tạo dựng hình tượng của mình trong lòng mọi
người, như vậy người tài mới không bội phản mình. "Uy nghiêm" đó không phải là "quyền uy"
mà là "nhân uy".
* Dùng bạo lực chế ngự bạo lực, phép quản ác
So với tiểu nhân, mãnh tướng không những vô đức mà còn thô lỗ, lỗ mãng, cho nên muốn
dùng được mãnh tướng không phải chuyện dễ. Nhưng mãnh tướng có ưu điểm là dũng cảm,
không tiếc sức, khi xung phong đánh trận không thể thiếu anh ta. Cho nên mãnh tướng như con
ngựa dữ, muốn dùng trước hết phải thu phục anh ta.
Ai có thể thu phục được mãnh tướng? Có hai loại người, một là phải dũng mãnh hơn mãnh
tướng, còn một loại nữa là phải có uy nghiêm, điều khiển được mãnh tướng.
Trần Quốc Thụy đời nhà Thanh vốn là một đại tướng của vương gia Mông Cổ Tăng Cách
Lâm Thấm. Người này chưa hề đi học càng không hiểu thế nào là đức cứ mở mồm là văng tục,
muốn làm việc gì thì dù trời sập cũng cứ làm.
Năm 15 tuổi tham gia quân Thái Bình tại quê hương Ứng Thành, Hồ Bắc, về sau đầu hàng
quân Thanh, lăn lộn bao năm được Tăng Cách Lâm Thấm thu làm bộ hạ. Nghe nói người này
rất kiêu dũng, khi đánh trận, đạn pháo bắn nát cốc rượu trên tay, không những không tránh,
mà còn nắm lấy ghế, ngồi ngay cửa doanh trại, hét lớn "hãy bắn vào ta đây", khiến thủ hạ ai
cũng kinh sợ.
Nói Trần Quốc Thụy thô lỗ, lỗ mãng, nhưng Tăng Vương lại còn hơn mọi mặt. Theo tiểu
thuyết Tăng Vương là con người bạo ngược, nóng tính, vui giận thất thường, nghe cấp dưới hội
báo chiến sự cũng đi lại lung tung, lúc tán thưởng thì tất cả tảng thịt lớn nhét vào miệng đối
phương, hoặc cầm cả bát rượu lớn bắt người khác uống. Khi nổi giận thì dùng roi quất, hoặc
chồm đến véo mặt, giật tóc, khiến nhiều người chịu không nổi, nhưng Trần Quốc Thụy không
sợ Tăng Vương, trong lòng rất khâm phục Tăng Cách Lâm Thấm. Dưới sự chỉ huy của Tăng
Vương, Trần Quốc Thụy đã nhiều lần đánh thắng trận, điều đó cho thấy hiệu quả của việc lấy
bạo lực chế ngự bạo lực, đó là phép quản ác.
* Lấy uy nghiêm chế ngự ngông cuồng, phép quản bằng uy quyền
Người lãnh đạo thông minh biết cách dùng phương pháp uy nghiêm để đối với kẻ dưới