Page 53 - Bi quyet quan nguoi
P. 53

Người tài là cơ sở xây dựng xã hội, điều cần gấp là phải bồi dưỡng người tài, người tài là cái
  vốn để giành thắng lợi, cho nên xí nghiệp mà không đào tạo được người tài và xây dựng phép
  tắc là điều sỉ nhục. Vậy làm thế nào để bồi dưỡng người tài? Bồi dưỡng người tài có hai điểm:
  Một là khéo tìm hiểu và sử dụng người tài; hai là rèn luyện đào tạo người tài. Không hiểu hai
  điểm này sẽ là kẻ có tội với người tài. Để tỏ lòng khát vọng của mình với người tài, ta thà bị
  người khác lừa chứ không muốn bị chửi là kẻ có tội với người tài. Rất nhiều trường hợp thà
  dùng lầm người kém, chứ không để lọt một người tài.

      * Dùng người cần khoan dung. Quản người cần chặt chẽ

      Người xưa cho rằng: Người có tài, gặp được người hiểu mình và trọng dụng mình là người
  có phúc phận, thành đạt. Gặp người không hiểu mình, không trọng dụng mình, là khốn quẫn sẽ
  gặp tai hoạ. Cho nên, người quân tử cầu người tri ngộ, là thống soái quân đội phải tạo cơ hội
  thành tài cho người tìm tri ngộ. Người xưa cho rằng: Đạo của trời là âm cầu dương, dương cầu
  âm, đó là nhu cầu thay đổi của thiên khí. Đạo của người, nam cầu nữ, nữ cầu nam, là nhu cầu
  của tình cảm. Người xưa cho rằng "bất ngộ" (không gặp) sẽ "bất ngẫu" (không thành đôi), là
  nói tìm quân vương, tìm bạn, nỗi đau còn sâu sắc hơn. Trước đây có biết bao ví dụ không dùng
  người tài, như Vương An Thạch cố chấp tự cho mình tài giỏi, không biết phân biệt người tài mà
  dùng, đó là kết luận đã có từ lâu. Người lãnh đạo phải tự nhắc nhở đừng để mai một người tài,
  cũng sợ tuyển chọn phải người nông nổi, sẽ làm lỡ sự nghiệp, người khó biết, biết người khó
  vậy thay. Ai là người đê tiện nịnh bợ không đáng dùng? Ai là người tài năng không theo nếp cũ?
  Cần phải quan sát trong thực tiễn để sử dụng. Đừng nên dẫm vào vết xe đổ của Vương An
  Thạch, ta phải đối đãi rộng rãi với mọi người để thu hút người tài. Ngược lại, chỉ có đối xử rộng
  rãi với mọi người, lắng nghe ý kiến của người khác, thì người tài mới mang hết tài năng phục
  vụ cho mình, sự nghiệp mới thành công, đó là kinh nghiệm.


      * Quản người không được vì tư lợi làm sai luật pháp

      Thời Xuân Thu, Công Tông Nghi giữ chức Tể tướng nước Lỗ, rất thích ăn cá, người trong
  nước đua nhau mua cá biếu ông, Công Tông Nghi dứt khoát không nhận. Người em hỏi: "Anh
  rất thích ăn cá, tại sao lại không nhận?" Công Tông Nghi nói: "Chính vì ta thích ăn cá, nên
  không thể nhận cá biếu của người khác. Nếu nhận cá của người khác tất phải làm việc theo ý
  người khác, như vậy có thể phạm đến luật pháp. Phạm pháp sẽ bị bãi chức Tể tướng. Bị bãi
  chức Tể tướng rồi, dù có thích ăn cá, cũng không còn ai đến biếu. Không nhận cá nên không bị
  bãi chức tể tướng, tuy không nhận cá của người nhưng vẫn tự mình mua được cá ăn mãi mãi".

      Trong khi giữ chức Tể tướng ở địa vị cao. Công Tông Nghi vẫn giữ được đầu óc tỉnh táo. Ông
  đã biện chứng nhận thấy không ăn cá của người khác, mới thực sự nhờ vào sức mình để ăn cá
  lâu dài. Trên đời này không có biết bao người không có được trí mưu như Công Tông Nghi.
  Trước cái lợi nhỏ, lòng tham quá thừa, kết quả là bị người ta xỏ dây vào mũi. Đặc biệt là một số
  người đã có được thành công và địa vị nhất định, do có quyền lực và ảnh hưởng hơn người,
  mọi người thường đến cầu cạnh. Một số người có tâm địa xấu tất sẽ nịnh bợ, săn đón. Nếu
  tham lợi nhỏ, làm công cụ cho kẻ khác, tất khó tránh khỏi vi phạm kỷ luật, phạm pháp.

      * Đồng tiền không phải là vạn năng, nhưng đồng tiền dễ định lượng nhất


      Đồng tiền có tính thông dụng, hầu như mọi thứ đều có thể định lượng bằng tiền. Hai nước
  giao chiến gây ra bao chuyện chia lìa, chết chóc, bao gia đình ly tán, huỷ diệt biết bao mạng
  người hủy diệt cả nền văn minh nhân loại... Nước thắng trận không thể bắt nước thua trận bồi
  thường thời gian đã mất, tuổi xuân của binh lính, hạnh phúc của quốc dân. Tất cả những thứ
  đó, cuối cùng đều được tính ra bằng số tiền nhất định, để bồi thường chiến tranh.

      Trong ảo tưởng của nhiều người, đồng tiền là vạn năng. Mỗi khi cảm thấy cô quạnh, yếu
  đuối, cảm thấy bị tổn thương, oan uổng, lại có ảo tưởng dùng đồng tiền để bù đắp. Tình hình
  này thường gặp ở các nước phương Tây, vì xã hội phương Tây là một xã hội trao đổi bằng tiền
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58