Page 58 - Bi quyet quan nguoi
P. 58
tướng, nay Tô Kiện để tổn thất bao nhiêu người ngựa chỉ còn một mình chạy về theo ngu kiến
của Ty chức, cần chém đầu thị chúng, cho toàn quân thấy, để tỏ rõ uy nghiêm của tướng quân
có tài trị quân.
Nhưng trong quân có trưởng sử tên là An lại ra sức can ngăn, nói: "Nhất thiết không được
làm thế! Cứ nghĩ Tô Kiện với mấy ngàn binh mã chống lại cuộc bao vây tấn công của mấy vạn
quân địch, ra sức khổ chiến một ngày, toàn bộ quân sĩ chết hết, vẫn không dám hài lòng, đủ
thấy là một người trung thành. Nay anh ta từ cõi chết trở về, liều chết về tới doanh trại, nếu lại
bị chém đầu có khác gì nói với mọi người, sau này nếu đánh trận bị thua, đừng có chạy về, nên
đầu hàng giặc. Vậy nhất quyết không thể chém".
Vệ Thanh nghe lời trình bày, trong lòng cũng thấy thế, bèn nói: "Vệ Thanh ta sẽ đối xử chân
thành với Tô Kiện, vẫn để lại trong quân, ta không sợ vì thế mà mất uy danh. Chu Bá khuyên ta
chém bộ tướng để tỏ uy nghi, điều này hoàn toàn không phù hợp với tâm nguyện của ta. Ngoài
ra, tuy Đại tướng có quyền giết Bộ tướng, nhưng ta được Hoàng thượng sủng ái, cũng không
nên tuỳ tiện giết Bộ tướng khi đem quân ra ngoài thành. Hãy đem hắn về để Hoàng thượng từ
xử trí! như vậy sẽ hình thành cục diện đại thần không dám chuyên quyền, có phải tốt hơn
không?".
Tả hữu nghe câu nói đó, rất cảm phục Vệ Thanh, người hiểu đại nghĩa và trung thành, càng
khâm phục lòng nhân từ của Vệ Thanh.
Sau đó Vệ Thanh cho giam Tô Kiện và giải về gặp Hán Võ Đế, Hán Võ Đế sau này quả nhiên
cũng tha tội cho Tô Kiện.
Vệ Thanh không chém Bộ tướng, một mặt chứng tỏ là một vị tướng khoan dung nhân từ,
đồng thời còn là một thống soái biết phép trị quân và quản người.
* Có cân bằng mới có thể vĩnh hằng
Trong các cuộc đấu tranh, tranh giành quyền lực của một triều đại, người thống trị tối cao
đều phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cân bằng quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ
tập đoàn thống trị. Nói chung, đó là yêu cầu tố chất chính trị cơ bản của kẻ thống trị. Ai giải
quyết tốt mối cân bằng này, kẻ đó sẽ ngồi vững trên cao, bình an vô sự. Ngược lại, không giải
quyết tốt sẽ làm cho cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ càng thêm gay gắt, ảnh
hưởng đến an nguy của kẻ thống trị.
Lưu Bang sau khi đánh bại Sở Bá Vương Hạng Vũ, xây dựng địa vị thống trị cho họ Lưu.
Theo nguyên tắc luận công khen thưởng của các triều đại, cắt đất phong hầu, các văn thần võ
tướng có công lao Hán Mã lập nên giang sơn triều Hán đều cần được ân thưởng, nhưng Lưu
Bang vốn là dân thường, không am hiểu phép tắc thống trị, nên khi phong thưởng, phần nhiều
chiếu cố đến những người có quan hệ thân thuộc, như Trương Lương, Tiêu Hà và người trong
gia tộc Lã Hậu. Còn số người tuy cũng lập công lớn nhưng chỉ có quan hệ bình thường, thậm chí
còn hơi xa cách thì bị đối xử lạnh nhạt, trong triều có nhiều điều tiếng, đoán này đoán nọ.
Một hôm, Lưu Bang lên triều giải quyết xong công việc. Sau khi bãi triều vẫn thấy triều thần
túm năm tụm ba thì thầm nói chuyện, như đang truyền tin gì cho nhau, Lưu Bang nhạy cảm có
vấn đề họ giấu mình bèn tìm mưu thần Trương Lương, hỏi triều thần đang bàn tán chuyện gì.
Trương Lương đáp: "Họ bàn chuẩn bị mưu phản".
Lưu Bang nghe sợ thất kinh, Hoàng triều vừa thành lập sao có người mưu phản, vội hỏi đã
xảy ra chuyện gì.
Trương Lương đếm đầu ngón tay. Một là, bệ hạ giành được thiên hạ là do những người này
vất vả chiến đấu, họ đã có công lao lập nên vương triều Lưu Hán, nhưng những đại thần được