Page 61 - Bi quyet quan nguoi
P. 61
Nhà bị mất trộm, đối với vị chủ nhiệm văn phòng xử lý trị an tổng hợp, lại là phó cục trưởng
Công an, hoá ra là một thử thách đặc biệt. Một là "Thách" phó cục trưởng Công an "giải quyết"
tên trộm "giám phạm thượng"; Hai là "Thách" Phó cục trưởng báo cáo vụ trộm. Có lẽ sau khi
cân nhắc thiệt hơn, "36 kế", vị chủ nhà mất của này đành dùng kế "Nín thinh" không tìm bắt kẻ
trộm, cũng không báo cáo mất của, nín nhịn cho qua. Đó cũng là một cách bỏ tiền mua sự bình
an của phép "Tư rồi".
* Gia pháp không bằng quốc pháp
Trong xã hội pháp trị, việc tuân theo pháp luật là phương pháp duy nhất giữ an ninh cho xã
hội, gia đình và cá nhân.
Dưới triều Hán có hơn trăm công thần được phong tước. Lúc này thiên hạ mới tạm ổn định,
nên số người bỏ trốn hộ tịch thất lạc ở các đô thị lớn có rất nhiều, hộ khẩu chỉ tính được 20% -
30% vì thế phong ấp cho các đại hầu không vượt quá một vạn hộ, tiểu hầu chỉ có năm sáu trăm
hộ. Mấy đời sau nhân dân quay về quê cũ, hộ khẩu tăng lên. Loại như Tiêu Hà, Tào Tham, Chu
Bột, Quan Anh, có người tăng đến bốn vạn hộ, phong ấp của tiểu hầu cũng tăng gấp đôi, cũng
sung túc giàu có như các đại hầu. Con cháu họ ăn chơi xa xỉ, dâm dật, quên mất tinh thần sáng
nghiệp của tổ tiên, chuyên làm trò bậy bạ. Đến những năm đầu đời Hán Vũ Đế trải qua một
trăm năm chỉ có năm người còn những nhà khác đều phạm pháp, mất mạng, mất nước. Đó là vì
họ không tuân theo pháp lệnh, cho nên dù có thế lức như thế nào, việc tuân theo pháp luật vẫn
là phương pháp duy nhất giữ được bình an.
Thời Chiến Quốc, Tần Hiếu Công quyết tâm tìm mọi cách chấn hưng thế mạnh nước Tần.
Thương Ưởng hay tin đến Tần trình bày với Tần Hiếu Công ý tưởng biến pháp của mình và phê
phán ngoan cố Tần Đại Phu Cam Long. Tần Hiếu Công liền phong cho Thương Ưởng làm tả thứ
trưởng, bắt đầu thực hiện biến pháp.
Nhân khi pháp lệnh đã được chế thịnh nhưng chưa công bố, Thương Ưởng muốn làm cho
dân chúng tin tưởng, bèn cho dựng một cột gỗ dài ba trượng tại cửa Nam chợ Quốc Đô, ra lệnh
cho người nào mang cột gỗ sang cửa Bắc sẽ thưởng mười lạng vàng. Dân chúng rất lấy làm lạ
không ai dám chuyển. Thương Ưởng lại hạ lệnh "Ai chuyển cây gỗ sẽ thưởng năm mươi lạng
vàng". Có một người nửa tin nửa ngờ, đem chuyển cây gỗ sang cửa Bắc, lập tức được thưởng
năm mươi lạng vàng. Lúc này Thương Ưởng mới ban bố lệnh biến pháp.
Lệnh biến pháp mới công bố được một năm, thái tử đã vi phạm pháp luật. Thương Ưởng
nói: "Pháp luật mới thi hành không được thuận lợi, là do người ở tầng lớp trên vi phạm".
Nhưng vì lúc đó quy định thái tử là người kế vị quốc vương, không thể trừng phạt, bèn bắt công
tử Kiền là thầy dạy chịu hình phạt, và bắt Tông Giả là một người thầy khác phải xăm chữ vào
mặt, coi như trừng trị. Người nước Tần hay tin này ai cũng cẩn thận giữ gìn, tuân theo pháp
luật mới. Sau mười năm thi hành pháp luật mới, nước Tần xuất hiện cảnh tượng thái bình, của
rơi không ai nhặt, không còn trộm cướp.
Đương nhiên pháp luật có chỗ, có lúc cũng giống như phép quản người, tất cả đều quản lý
"Con người", mà thống trị cũng là "Con người", cho nên "pháp trị" cũng như "quản người" đều
không rời khỏi hai chữ "tình người". Trong "Du hiệp liệt truyện" của cuốn "sử ký" có ghi:
Quách Giải có một người cháu họ, thường dựa vào thế của Quách Giải làm việc xằng bậy. Một
hôm, anh ta kéo một người đàn ông mà anh ta thấy gai mắt vào quán uống rượu. Cuối cùng anh
chàng này không uống được nữa, vẫn bị hắn bắt uống. Trong cơn giận người đàn ông này đã
giết hắn rồi bỏ trốn. Người chị củaQuách Giải về nhà mẹ nói với Quách Giải: "Cậu còn giữ im
lặng sao? Việc này đã liên quan tới thể diện của cậu rồi đó".
Quách Giải nghe tin cháu họ bị giết cũng rất tức giận, sai người đi khắp nơi điều tra bắt
hung thủ. Về sau anh chàng này hết đường trốn chạy đành ra đầu thú tại phủ Quách Giải.
Nhưng Quách Giải không vội vã xử trí, mà lắng nghe anh ta trình bày. Sự việc được làm rõ,