Page 66 - Bi quyet quan nguoi
P. 66

* Là quân tử phải nêu cái hay không nêu cái dở

      Làm người xử sự phải nghiêm với mình, rộng với người. Với khuyết điểm nhỏ của bản thân
  phải nghiêm khắc sửa chữa, đối với sai lầm nhỏ của người khác, phải đối xử khoan dung. Đối
  với bí mật hoặc những điều riêng tư khó nói của người khác, nếu mình biết được, cũng phải
  giữ bí mật như của mình, không được để lộ cho mọi người biết hoặc nói lung tung, "Là quân tử
  nêu cái hay, không nêu cái dở" chính là lý lẽ đó. Nếu đem những bí mật riêng tư của người khác
  ra nói, sẽ làm cho người khác khó xử, lại gây oán thù. Đó là điều không nên làm, mà còn tổn hại
  đến ân đức.

      * Giữ cân bằng bát nước đầy


      Nếu đối xử không khéo, thân sơ bất nhất, sẽ sinh ra trọng dụng người không đáng dùng, mà
  lạnh nhạt với người đáng trọng dụng, sẽ làm cho một số nhân tố tích cực chuyển thành nhân tố
  tiêu cực. Những người này dưới sự chỉ đạo của người lãnh đạo có tố chất thấp, sẽ tiêu cực đối
  phó, hoặc hình thành lực lượng chống đối, gây ra trạng thái bất ổn nghiêm trọng.

      Cầm ngay ngắn "một bát nước đầy" sẽ có thể động viên được tinh thần tích cực tiến lên của
  cấp dưới. Có thể nói đối xử với mọi người phải cầm ngay ngắn "bát nước đầy" không những
  động viên được nhân tố tích cực, những nhân tố tiêu cực cũng chuyển hoá thành nhân tố tích
  cực, cho dù có nhân tố cá biệt bất ổn cũng không có điều kiện và có đất phát triển.

      Cầm ngay ngắn "một bát nước đầy" có thể chế ngự được toàn cục. Đối xử với mọi người
  như nhau, có thể giữ được thăng bằng toàn cục.

      * Hãy thử yêu mến người mình ghét


      Đối với người lãnh đạo, yêu mến người mình ghét đúng là điều khó khăn, nhưng nếu trước
  hết mình sửa được thói quen chỉ nhìn thấy khuyết điểm của đối phương mà cố gắng phát hiện
  ưu điểm của họ, sẽ dần dần lấy lại được tình cảm với họ, tiến tới yêu thích họ.


      1. Bắt đầu từ việc tìm ưu điểm của đối phương. Trước đây chỉ thấy khuyết điểm của đối
  phương, nên không thể nào có tình cảm với họ. Bây giờ phải thay đổi quan điểm của mình, tìm
  ra ưu điểm của đối phương, sẽ dần dần bỏ qua khuyết điểm mà phát hiện ưu điểm của họ.


      2. Có thể phát hiện ưu điểm của đối phương, sẽ có thể giữ được tình cảm với họ.

      3. Cố gắng tạo cảm tình, giao tiếp với đối phương, sẽ dần dần thích đối phương.


      4. Có thể từ chỗ thích thái độ của đối phương, sẽ dần dần yêu thích họ.

      * Không nên thử làm thay đổi người khác

      Là người lãnh đạo, muốn thử làm thay đổi người khác thì mới đầu là nói chuyện tâm tình,
  cho đến khi hoà hợp với họ. Nhưng sau đó họ sẽ tỏ ra buồn chán, vì ta đã chạm vào tình cảm
  của họ, cộng thêm những "vết sẹo" trước. Như vậy ta đã thắng lợi, ý đồ của ta muốn làm thay
  đổi người khác đã có hiệu quả. Nhưng mấy ngày sau họ sẽ xa lánh ta. Cho dù thái độ của ta
  không thay đổi, nhưng trò chuyện sẽ ít đi. Họ mặt nặng mày nhẹ, chứng tỏ không muốn gần. Ta
  muốn thay đổi họ, họ sẽ có thái độ như thế. Cho nên đừng nên có ý định làm thay đổi người
  khác.


      * Tự tin là tiền đề của việc quản người

      Nhiều nhà quản lý kiệt xuất thẳng thắn như đứa trẻ, họ tin tưởng ở tư tưởng của họ, tin
  tưởng vào sự vật mà họ tin sẽ được đa số người thừa nhận, nên họ đã trở thành nhân vật kiệt
  xuất. Galilê, Đácuyn, Niutơn, Phơrăngcơlin trở thành người kiệt xuất, bởi vì họ thoát ra khỏi
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71