Page 63 - Bi quyet quan nguoi
P. 63

Có lúc để làm được việc, người lãnh đạo phải có khả năng làm việc xấu. Khi tình huống nào
  đó xảy ra mất khả năng kiểm soát, gây tai nạn, muốn duy trì được trật tự, tránh xảy ra hỗn
  loạn, người lãnh đạo phải có quyết tâm và dũng khí hy sinh người vô tội. Về góc độ này, những
  nhân vật chính trị, có khi cũng không làm chủ được tình hình, phải vì lợi ích của đại chúng, phải
  xử trí tàn nhẫn với một vài người. Tình hình này, tuy có thể trở thành cái cớ làm bậy của một
  số người có dã tâm, nhưng đúng là vạn bất đắc dĩ. Trong lịch sử Trung Quốc Chu Công Đán từng
  được Nho gia tôn là bậc thánh hiền, cũng có chuyện giết anh em ruột Quản Thúc, Thái Thúc;
  Lưu Bang Hán Cao Tổ khi bị Hạng Vũ đe doạ giết bố mình, lại đối phó bằng câu "Hãy gửi cho ta
  một bát canh".

      Trong quản lý hiện đại, khi công ty phát triển đến một chừng mực nhất định, người giám
  đốc kinh doanh cũng phải dùng đến sách lược hy sinh bạn bè và cán bộ cao cấp cùng lập nghiệp
  với mình; cho dù những người ấy đã vất vả ngược xuôi, nhưng vì sự trưởng thành của công ty,
  kiện toàn chế độ quản lý, thì sự hy sinh đó có khi cũng là cần thiết, tuy khó tránh khỏi bị dị nghị
  là "qua cầu rút ván", nhưng đó cũng chính là mặt tàn nhẫn khó tránh trong đời sống hiện thực.
  Cho nên là người lãnh đạo, không thể sợ những lời phê bình ác độc cần thiết, càng không sợ, lại
  càng không bị tổn thương bởi những phê bình ác độc đó. Cho nên việc cần phải làm cứ mạnh
  dạn đàng hoàng mà làm, có khi hành vi đàng hoàng đó lại có sức thuyết phục và phát huy hiệu
  quả ngoài ý muốn.

      * Thà để người sợ, không để người kính yêu


      Người lãnh đạo để người kinh sợ an toàn hơn nhiều so với vị vua được người kính yêu. Con
  người ta thường hay làm tổn thương đến lợi ích của người mình yêu mến, chứ không dám làm
  hại người mình sợ. Cho nên người lãnh đạo chỉ biết dùng lòng yêu quý để gia ân với người
  khác, thường hay quá tin vào sự ủng hộ của cấp dưới, chính vì phán đoán sai lầm mà bị huỷ
  diệt.

      * Dùng thủ đoạn chớp giật, thể hiện lòng dạ bồ tát


      Chính sách của người lãnh đạo cần thiết để ngăn chặn tình thế rối loạn, tốt nhất là phải
  nghiêm khắc, nhanh chóng trấn áp triệt để ý chí của kẻ chống lại, nhưng tuyệt đối không được
  kéo dài, nếu không sẽ làm cho thế lực đối địch thêm những dũng khí nảy sinh hành động phản
  kháng.

      Chu Nguyên Chương xuất thân dân dã, thiếu một địa vị tối cao của bậc đế vương, sau khi
  xây dựng được chính quyền, đã ra tay chém giết các công thần, đàn áp triệt để các thế lực phe
  phái, cuối cùng đã xây dựng được chính quyền Đại Minh được 300 năm. Còn Hoàng đế Sùng
  Trinh cuối đời Minh thì thiện không xong, ác cũng chẳng tới, đối với bọn giặc Lý Tự Thành,
  Trương Hiến Trung thiếu chính sách nhiễu phạt nhất quán, nhưng cũng không có phương pháp
  phủ dụ vỗ về cụ thể; đối với quân Thanh thì chính tướng chống Thanh Viên Sùng Hoán và các
  tướng khác lần lượt chết oan, cuối cùng để Lý Sấm Vương đánh vào hoàng cung rồi tự vẫn ở
  Môi Sơn.

      * Ra tay trước vẫn hơn, ra tay sau tai hoạ


      Đối với cấp dưới là loại người nguy hiểm, người lãnh đạo phải ra tay trước. Khi những triệu
  chứng phản nghịch bộc lộ rõ ràng, phải thanh trừ ngay, nếu để lỡ thời cơ sau này khó trấn áp.
  Nếu ra tay muộn, để lực lượng phản đối vượt khỏi tầm kiểm soát thì chỉ còn cách dùng chính
  sách mềm dẻo gia ân để vỗ về. Dù là biện pháp mềm hay cứng, quan trọng nhất là phải hành
  động kiên quyết, không được do dự, trù trừ, đối với người lãnh đạo thì đó là cá tính nguy hiểm
  nhất. Về mặt này phải nói Hán Cao Tổ Lưu Bang là cao thủ nhất. Lưu Bang không những hết sức
  đề phòng những bộ thuộc có tính chất nguy hiểm mà còn tìm mọi cách buộc họ phải để lộ ra
  những triệu chứng phản nghịch, và khi họ còn chưa có hành động gì, đã bắt gọn ngay, dù ai nói
  hộ thế nào cũng đều nhất loạt dùng cực hình, chu di tam tộc, để tránh hậu hoạ.
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68