Page 60 - Bi quyet quan nguoi
P. 60
án mà toà án ở các tỉnh ở Trung Quốc đã tuyên án nhưng không được chấp hành chiếm tới
30% - 40%, thông thường cũng khoảng 25% vụ án khiến cho văn bản pháp luật trở thành giấy
vụn. Cho nên hiện tượng "Tư rồi" vẫn tồn tại không dứt.
Ở Trung Quốc, do nhiều nguyên nhân lịch sử, hình tượng "pháp trị" khiến mọi người hoài
nghi, "trước pháp luật mọi người đều bình đẳng" trở thành lời bảo đảm khó thực hiện, tất cả
những điều đó khiến mọi người lo lắng. Mà "Tư rồi" lại càng có tình người hơn, càng dễ được
người ta chấp nhận, thực ra đó là một loại tàn dư "nhân trị" trong dân gian. Về điều này người
Trung Quốc có khác người Mỹ và phương Tây, người phương Tây thường muốn giải quyết
trước hết bằng pháp luật có khó khăn thì mới "Tư rồi", điều đó chứng tỏ lập trường khác nhau
giữa người phương Đông và phương Tây đối với vấn đề "nhân trị" và "pháp trị".
Ở Đài Loan có ông Trương lâm bệnh qua đời, bà Trương ở vậy đã nhiều năm, khó khăn lắm
mới nuôi dưỡng được cậu con trai duy nhất trưởng thành. Nào ngờ tai bay vạ gió, bị xe ôtô của
ông Lý cán chết. Lúc ông Lý bị đưa ra toà xử, đứa con gái nhỏ của bà Lý khóc lóc quỳ lạy van xin
trước mặt bà, bà Trương thấy không nỡ, nghĩ đến những ngày khó khăn sống cảnh mẹ góa con
côi của mình, lại nhìn cảnh trước mắt hai con người sắp thành mẹ góa con côi, nên bà quyết
định rút đơn.
Về sau cả nhà ông Lý phụng dưỡng bà Trương như mẹ đẻ, khiến bà Trương được hưởng
niềm vui có con cháu chăm sóc. Từ đó bà Trương quy y cửa Phật, tụng kinh ăn chay.
Trong sự kiện "Tư rồi" đó, bà Trương bỏ quyền lợi chính đáng mà pháp luật ban cho bà, đối
với bà hình như là không được công bằng. Bà mất đi người con đẻ, nhưng lại được con nuôi,
tình mẹ con vẫn tồn tại ở một hình thái khác. Đồng thời bà lại trở thành một đấng cứu thế của
một gia đình sắp tan vỡ, một Phật bà Quan âm thế âm đại đức đại thiện, về tâm lý đã được cân
bằng. Trong sự lựa chọn giữa tình và pháp bà đã chấp nhận lá bài "Tình". Cử chỉ của bà được
truyền tụng trong bà con lối xóm như một câu chuyện đẹp, bà càng được nhiều người kính
trọng. Trong sự kiện "Tư rồi" này, thực ra bà đã được nhiều hơn.
"Tư rồi" biểu hiện nhiều mặt tốt của người Trung Quốc, cũng bộc lộ nhiều nhược điểm của
con người, khi người Trung Quốc phải đối mặt với những "nhược điểm" mà bản thân không
dám nhìn nhận, thì "Tư rồi" là một phương thức để giải quyết, nó không những khiến con
người "lấy lại được cân bằng tâm lý", còn "che đậy" nỗi đau của cá nhân.
Trong cuộc sống hàng ngày thường có một số người không muốn bị cuốn vào những
chuyện rắc rối mất thể diện, cũng bị buộc phải chịu sự vòi vĩnh của đối phương, bỏ tiền ra cho
êm chuyện "Tư rồi". Ví dụ, ở đại lục Trung Quốc có một vị cán bộ cấp phòng đến đặc khu X công
tác, sau bữa ăn tối đi tản bộ trong công viên đó là phép dưỡng sinh "đi bách bộ sau bữa cơm"
mà ông ta đã kiên trì nhiều năm. Màn đêm xuống dần, bỗng nhiên gặp một cô gái rất phong
tình, rồi ma xui quỷ khiến thế nào mà hai người tìm đến một nơi hẻo lánh. Trong lúc ông đang
làm tình với cô gái bỗng nhiên xuất hiện một người tay đeo băng đỏ "Liên phòng" doạ bắt hai
người đến đội Liên phòng công viên. Đúng là một cái bẫy tình điển hình, vị trưởng phòng nhìn
cũng đủ biết nhưng sợ làm ầm ĩ kinh động đến du khách, sợ mọi người vây lại xem sinh to
chuyện, buộc vị trưởng phòng phải rút tiền ra chi cho êm chuyện, "Tư rồi" cho xong. Ông cũng
biết nếu giải quyết bằng cách "Công rồi", có thể tống tên bịp bợm vào tù, nhưng sẽ đụng đến
con đường quan tước của mình, còn gay hơn.
Ở huyện tự trị dân tộc Mông Cổ, Quách Nhĩ La Tư tỉnh Bát Lâm có Phan Thanh Hải là chủ
nhiệm văn phòng xử lý trị an tổng hợp của huyện, kiêm phó cục trưởng Công an. Năm đó,
không ngờ có một tên trộm dám vuốt râu hùm, mò vào nhà vị phó cục trưởng cục Công an, làm
anh đạo trích. Mà anh chàng này cũng thật có mắt, không mò lầm nhà, đã không "ra về tay
trắng", còn "nặng tải trở về". Hắn đã lấy trộm một vạn đồng tiền mặt, sáu vạn đồng trái phiếu,
mười hai vạn đồng ngân phiếu và ba cái nhẫn vàng.