Page 64 - Bi quyet quan nguoi
P. 64
* Thưởng phạt phải cân nhắc, không được dùng thủ đoạn
Người lãnh đạo cần cân nhắc kỹ, để không làm mất lòng tin của nhân dân tín nhiệm ở mình.
Trong cuốn "Hàn Phi Tử" có nói: Mối hoạ của bậc đế vương là quá tin vào người khác, dễ bị
người khác khống chế. Napoleon nói: "Ta xưa nay không tin vào tình bạn", nên mất hết tình
bạn cuối cùng dẫn đến thất bại, còn Lưu Bị khéo dùng tín nghĩa nên được thiên hạ. Điều đó
chứng tỏ tính chất quan trọng của tín nghĩa trong quản lý.
* Biết dùng người sẽ không vất vả
Là người lãnh đạo, công việc chủ yếu nhất không phải là giám sát, xử lý, mà ở chỗ phân công
công việc thoả đáng, phát huy sức mạnh của mọi người để hoàn thành mục tiêu. "Biết dùng
người" sẽ đỡ vất vả cho mình, lại bảo đảm hiệu quả công việc.
* Biết đo lòng người
Người chủ quản giỏi thường quan tâm động viên cấp dưới làm việc, còn người lãnh đạo
kém, chỉ quan tâm đến quyền lực và lo giữ quyền lực của mình. Là người cán bộ lãnh đạo chủ
chốt, phải biết mình ở chức vụ quan trọng, phải phục vụ khách hàng, phục vụ cấp dưới.
* Dám làm dám chịu, biết tiến biết lùi
Trong lúc mọi người rối bận, không biết làm gì thì người lãnh đạo phải xác định rõ được
mục tiêu của mình. "Quản lý" đó là chức trách của mình, người lãnh đạo giỏi không những dồi
dào tinh lực, làm việc hết mình, mà còn là người dám làm dám chịu, dám gánh vác trách nhiệm.
* Lo cái đáng lo, bỏ cái đáng bỏ
Là người lãnh đạo giỏi, trong công việc phải biết lo cái đáng lo, bỏ cái đáng bỏ, giao quyền
thích đáng cho cấp dưới, để người ta gánh đỡ việc cho mình. Bạn muốn trở thành nhà quản lý
giỏi nhất định phải biết tiến, biết lùi.
* Phải cải tạo bắt đầu từ hình tượng
Người lãnh đạo kém, thiếu nhiệt tình trong công việc, nếu muốn cải thiện được tình hình,
phải bắt đầu cải tạo từ hình tượng, trang phục phải chỉnh tề, nói năng phải giữ gìn, giữ vững uy
quyền, chú ý đến khí thế và động thái làm việc ở văn phòng. Quan trọng nhất là phải truyền
được nhiệt tình công việc, luyện tập thường xuyên, sẽ thấy có hiệu quả.
* Phép dùng tướng trước hết phải trị tâm
Là người lãnh đạo trước hết phải chú ý tu dưỡng tư tưởng, gặp nguy hiểm không sợ, trong
thế loạn không kinh, cho dù Thái Sơn sụp đổ mặt không biến sắc, cho dù nai vọt qua bên cạnh,
mắt cũng không liếc nhìn. Có khí phách như vậy, mới có thể nắm được thời cơ, đối phó với kẻ
địch trong mọi tình huống để giành thắng lợi.
Nguyên tắc thứ hai đối với người lãnh đạo phải có tâm trí nhà bác học và trí tuệ. Phải hiểu
rõ lý lẽ, sự việc, không vì hành động trái với chính nghĩa mà lý sự cùn; phải nắm được tình
hình, không vì thất bại tạm thời mà suy sụp tinh thần; phải biết kiềm chế, không làm liều để
rơi vào tình trạng khốn quẫn. Không vì chút lợi nhỏ mà hành động mù quáng, cũng không vì
gặp tai hoạ nhỏ, mà trốn tránh.
Cho nên, một người lãnh đạo hiểu biết lý lẽ, biết nhường nhịn có thể đối phó với hàng trăm
nhân viên, không biết lý lẽ, chỉ làm bậy. Một người lãnh đạo giỏi xử lý, không mạo hiểm có thể
chiến thắng cấp dưới.