Page 67 - Bi quyet quan nguoi
P. 67
tập tục truyền thống, nói ra tư tưởng của mình, chứ không phải của người khác. Một con người
cần phải lưu ý quan sát và phát hiện những đốm lửa loé lên từ trong tâm linh của mình, mà
không phải là ngẩng đầu chiêm ngưỡng vòng hào quang của thánh nhân và đấng tiên tri.
Nhưng tiếc thay con người thường không chú ý đến tư tưởng của mình, thường tuỳ tiện bỏ
qua, nếu thế ta hãy nói rằng: Ta là người hay nhất! Đừng nên sợ người khác hiểu lầm, đừng nên
sợ người khác chế giễu, đừng nên mãi mãi làm vui lòng người khác, phải giành được sự tán
thưởng của người khác, ta sẽ vĩnh viễn tự tin, vì ta đúng là hay nhất!.
* "Giết gà doạ khỉ" dùng nhiều lần vẫn tốt
Khi một tổ chức rơi vào trạng thái hỗn loạn, mệnh lệnh của người chủ quản không có hiệu
lực, phải làm thế nào?.
Có khi phải dùng "phương pháp thức tỉnh" để điều trị cho cả một tổ chức. Một trong những
phương pháp đó là mạnh dạn xử trí một nhân viên lâu năm làm gương. Đó là phương pháp
điển hình "hy sinh cá biệt, cứu lấy tổ chức". Vì nếu ta trừng phạt toàn bộ phận sẽ làm cho mọi
người đều có cảm giác là họ có sai lầm mà phân tán trách nhiệm. Cho nên chỉ trừng phạt người
có sai lầm nghiêm trọng, khiến cho người khác nghĩ rằng: "May là mình không làm sai", do đó
giữ gìn không để phạm sai lầm. Không những thế, nếu đối tượng bị quở trách là cán bộ quan
trọng hoặc làm việc lâu năm đã có nhiều thành tích, thì hiệu quả công tác càng lớn. Vì sẽ làm
cho căng thẳng trong bộ phận, mỗi người đều cảm thấy hối hận tự trách: "Anh ta bị quở trách
là do chính mình!" và mọi người cảm thấy là may mắn, nhất định sẽ cố gắng làm việc tốt hơn,
và tổ chức sẽ tự trở lại trạng thái làm việc có trật tự.
Tóm lại, cấp trên nếu chỉ biết quở trách nhân viên cấp dưới, sẽ làm tổn thương nặng nề đến
lòng tự trọng của người đó, nhưng nếu người bị quở trách là người lãnh trọng trách chủ quản
của bộ phận, họ thường nhận rõ vị trí của họ và nguyên nhân bị trách phạt, đối với họ sẽ không
gây tổn thương nặng nề.
* Xí nghiệp dùng người phải có thứ bậc
1. Ở lớp chủ quản, có nhiều việc chỉ có người chủ quản mới giải quyết được. Những việc đó
thường không thể giao cho người khác làm, ví dụ tổng kết công tác đã qua.
2. Ở lớp trợ lý, công việc dành cho người giúp việc cho chủ quản.
3. Ở lớp nhân viên, chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian huấn luyện cho họ, là có thể giao
cho họ làm một số công việc cụ thể.
4. Ở lớp nhân viên tạm thời, giao cho họ việc mà có thể giao cho người khác làm, nhưng
chưa có người thích hợp để làm việc đó.
* Tăng sức hội tụ trong xí nghiệp
Trong cuộc cạnh tranh giữa các xí nghiệp hiện đại, nếu chỉ dựa vào các nhân tố như chất
lượng sản phẩm, dịch vụ thì chưa đủ, mà còn phải có những phương pháp quản lý xí nghiệp,
tăng sức cạnh tranh toàn xí nghiệp.
1. Kiểm soát được vấn đề mấu chốt.
Biện pháp quản lý xí nghiệp có nhiều, nhưng mấu chốt là phải làm cho mọi công nhân viên
coi trọng vấn đề chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm, hai là phế phẩm phải khống
chế ở mức thấp nhất. Nếu vấn đề này trở thành quan niệm của công nhân viên sẽ trở thành
động lực nâng cao trình độ xí nghiệp.