Page 62 - Bi quyet quan nguoi
P. 62

Quách Giải đã thả anh ta ra.

      * Không được vượt quyền


      Đời Tây Hán Võ Đế, Hoắc Khứ Bịnh làm Phiêu kỵ tướng quân. Do lập chiến công đánh bại
  quân Hung Nô, em của Hoắc Khứ Bịnh là Hoắc Quang cũng được làm Tư mã, đại tướng quân,
  nhận di chiếu của Võ Đế phò tá Thái tử. Di chiếu viết: "Chỉ có Hoắc Quang trung hậu có thể làm
  được việc lớn". Sai Hoàng Môn vẽ tranh Chu Công phò tá Thành Vương, triều kiến chư hầu,
  thưởng cho Hoắc Quang. Hoắc Quang phò trợ Chiêu Đế 14 năm. Sau khi Chiêu Đế mất, Hoắc
  Quang đón Vương Lưu Hạ về triều kế vị. Lưu Hạ hoang dâm vô độ. Hoắc Quang tâu trình phế
  bỏ, lại đón chắt cuả Hồ Đế về kế vị, lập làm Hiếu Tuyên Đế, mọi việc chính sự đều do Hoắc
  Quang quản lý. Hoắc Quang được phong một vạn bảy ngàn hộ, trước sau được thưởng bảy
  ngàn cân vàng, tiền vàng sáu mươi vạn, gấm vóc ba vạn tấm, một khu trại ấp loại nhất đẳng.
  Sau khi Hoắc Quang chết, Lý Hiếu Tuyên Đế bắt đầu chấp chính. Về sau vợ của Hoắc Quang và
  các con là Hoắc Vân, Hoắc Sơn, Hoắc Vũ mưu phản Hiếu Tuyên Đế. Sự việc bị phát hiện, Hoắc
  Vân, Hoắc Sơn tự sát, Hoắc Vũ bị chém ngang hông. Con gái và anh em của Hoắc Quang phu
  nhân đều bị giết chết. Tông tộc bị liên lụy, bị giết, bị tù hàng ngàn người. Cho nên quản lý cũng
  phải theo phép không được vượt quyền, nếu vượt quyền có thể sẽ mất mạng.

      * Dùng bạo lực giành được thiên hạ, không thể dùng bạo lực để trị thiên hạ


      Người lãnh đạo không thể tuỳ tiện sử dụng bạo lực, việc sử dụng bạo lực là "dùng hình phạt
  để ngăn chặn hình phạt". Sự tàn nhẫn bề ngoài, thực tế là để ngăn chặn sự hỗn loạn của xã hội,
  cho nên bản thân mục đích là nhân từ, mới có thể sử dụng bạo lực tàn nhẫn, nhưng bản thân
  tàn nhẫn không thể giúp cho kẻ thống trị xây dựng được uy quyền. Đối với kẻ địch cố nhiên có
  thể tàn nhẫn hết mức nhưng đối với cấp dưới của mình quá ư tàn nhẫn, lại làm cho uy quyền
  của lãnh đạo bị suy yếu.


      Đời Đường của Trung Quốc có Đường Thái Tông Lý Thế Dân, thời kỳ trước khi lên ngôi, đã
  từng gây ra sự biến ở Huyền Vũ Môn, dùng bạo lực mưu hại huynh trưởng Kiến Thành và tam
  đệ Nguyên Cáp, tiêu diệt các thế lực của họ bức bố cao tổ Lý Uyên phải nhường ngôi. Nhưng
  sau khi nắm đại quyền Đường Thái Tông lại chủ trương thận trọng trong sử dụng bạo lực, hạn
  chế bớt quyền lực tuyệt đối của mình, đã giao nhiều quyền rất lớn cho các đại thần, và tiếp
  nhận những lời can gián, xây dựng chế độ can gián, giám sát hoàn chỉnh nhất trong lịch sử
  Trung Quốc. Việc tiếp thu ý kiến của mọi người, giảm bớt quyền của Hoàng đế, đã khiến cho
  thời đại thống trị của Đường Thái Tông hình thành sự "Thống trị Trinh Quan" (Trinh Quan là
  niên hiệu của Đường Thái Tông) rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Thuỷ Tổ xây dựng Tây
  Hán là Hán Cao Tổ đã từng nói: "Giành thiên hạ trên lưng ngựa, nhưng không thể trị thiên hạ
  trên lưng ngựa". Câu danh ngôn đáng để cho những người có tâm muốn thành đại chủ nhân
  học tập.

      * Khẳng định là phương pháp quản lý tích cực

      Phê bình là một hành vi phá hoại cao nhất. Liên tục phê bình người, hậu quả là dồn người ta
  vào trong vỏ bọc, ngoài ra không có lợi gì cả. Chính vì thế có thể sử dụng phương pháp khẳng
  định, phương pháp này là tìm ra ưu điểm của từng nhân viên, để khen ngợi họ. Người cán bộ
  phải chú trọng tới việc này.

      Công ty Y trước đây làm việc có hiệu quả thấp, họ đã dùng phương pháp khẳng định nên đã
  có những thay đổi tích cực. Tỷ lệ nghỉ việc của ngành đã giảm 3%. Không nên nhắc đi nhắc lại
  khuyết điểm của người khác, mà phải tăng thêm dũng khí cho họ để cảm thấy tự tin. Họ cũng là
  người bình thường như mình cũng cần được tôn trọng. Chắc chắn bạn cũng mong người khác
  cho mình là người quan trọng, khẳng định giá trị tồn tại của mình.


      * Phải có khả năng làm việc xấu
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67