Page 57 - Bi quyet quan nguoi
P. 57
* Tự trách mình để vãn hồi lòng người
Trong thời kỳ phát triển của xã hội thời cổ, kẻ thống trị khi gặp nguy nan thường dùng ngón
đòn hạ mình tự trách để kêu gọi sự đồng tình và ủng hộ của dân chúng.
Tống Huy Tông năm Tuyên Hoà thứ bảy quân nước Kim đánh xuống phía Nam, ép sát đất
nước Tống. Huy Tông không có cách đối phó, bèn hỏi kế sách các đại thần. Vũ Văn Hư hiến kế
rằng: "Nay trước hết phải xuống chiếu kể tội mình, cải cách các tệ nạn, khiến lòng người quay
lại, sẽ phòng thủ được, bổ nhiệm quân tướng". Huy Tông bèn uỷ thác cho Vũ Văn Hư thảo
"chiếu kể tội" tự phê bình những sai lầm "bịt tiếng nói, nghe lời sàm nịnh" và biểu thị sẽ nới
rộng đường phát biểu của dân chúng, làm theo những điều lợi tránh điều hại. Khiến cho lòng
sôi sục oán hận của dân chúng bình tĩnh trở lại, nhưng thực tế triều đình nhà Tống vẫn hủ bại
truỵ lạc.
Loại "chiếu thư kể tội" đó nhiều lúc cũng có hiệu quả, bởi vì khi bậc thiên tử cúi mình tự
trách, sẽ kiên định được lòng tin của trăm họ với "Hoàng Thượng thánh minh". Đặc biệt là
trong một nước sặc mùi phong kiến ngu muội, trăm họ oán thán thường chỉ chống bọn quan
tham mà không chống lại Hoàng đế, rất dễ tha thứ cho tội ác của chúng. Cho nên trong cuốn
"Tập trác sỉ" của người Tấn từng bàn rằng: "Thừa nhận sai lầm để làm cho sự nghiệp hưng
thịnh, là cách làm thông minh hơn cả. Nếu chối bỏ sai lầm, chỉ rêu rao thành công của mình,
không nêu lên sai sót của mình, sẽ làm cho trên dưới ly tán, người tài bỏ đi, đó mới là cách làm
ngu xuẩn nhất".
Cách làm này mới nhìn thì hình như dũng cảm thừa nhận sai lầm, thực chất là ngón đòn
"Phép che mắt", thường là có tính lừa bịp nhiều triều đại vẫn hay dùng.
* Củ cà rốt thắng cây gậy
Các đế vương trong triều đại Trung Quốc có kinh nghiệm nhất trong quản lý, dùng cả ân lẫn
uy, cả cứng và mềm, gọi là chính sách "Củ cà rốt với cây gậy".
Biết bao bậc đế vương đều hiểu đạo quản người là phải dùng cả ân lẫn uy, nên đã được
nhiều lần vận dụng trong việc cai quản của mình.
Đường Thái Tông trước khi qua đời đã cố ý đẩy Tể tướng Lý Trác có trọng trách phò tá Thái
tử ra ngoài biên cương. Thái Tông nói với Thái tử rằng: "Lý Trác có năng lực phò tá, nhưng là
công thần dưới trướng của ta, là tiền triều nguyên lão, con lại chưa có mối ân tình với Lý Trác
nên khó tránh khỏi việc ông ta sẽ kiêu ngạo không thuần phục con, khiến con khó điều khiển,
nên ta cố ý đưa ra biên ải. Sau khi con kế vị phải phục chức cũ ngay cho Lý Trác, Lý Trác sẽ biết
ơn, trung thực phục vụ con".
Quả nhiên sau khi Thái Tông qua đời, ngày Thái tử Lý Trị kế vị, liền phục chức Tể tướng cho
Lý Trác, Lý Trác cảm động trước ân tình của tân Hoàng đế, nên trung thành phục vụ, không hai
lòng.
Còn chuyện, đại tướng đời Hán là Vệ Thanh không chém bại tướng cũng nói lên sự sáng
suốt của phép quản người.
Có một năm Hán Võ Đế phái Vệ Thanh xuất binh định Tương, hai đơn vị quân đội của tướng
Tô Kiện, Triệu Tín gồm hơn 3000 kỵ binh đều có bản lĩnh phi thường. Một hôm đột nhiên gặp
quân của Đơn Vu, suốt một ngày kịch chiến, 3000 quân kỵ hầu như bị chết trận, Triệu Tín cũng
đầu hàng Đơn Vu, chỉ có một mình Tô Kiện chạy được về tới doanh trại quân Hán.
Lúc đó có nhiều lời bàn tán, Cho rằng Tô Kiện tất chết không còn nghi ngờ gì nữa. Lại có
Nghị Lang Chu Bá nói với Vệ Thanh rằng: "Từ khi đại tướng quân xuất binh chưa hề chém bộ