Page 54 - Bi quyet quan nguoi
P. 54

và lợi ích.

      Trong vở kịch "Quý phu nhân về quê" của Điremát, một phu nhân rất giàu có trở về nơi sinh
  ra mình, bà đã tặng một số tiền rất lớn cho quê hương, nhưng yêu cầu phải giết một ông già,
  thời trẻ, hai người đã yêu nhau, nhưng ông ta đã bỏ rơi bà ta.

      Đương nhiên đồng tiền tuy là vạn năng, nhưng không phải có thể mua được mọi thứ dính
  dáng đến tình cảm, lòng tự trọng, bình đẳng, tự do. Nhưng trong trường hợp thông thường, là
  một phương thức có thể lựa chọn trong giao tiếp kinh tế xã hội, một khi sự tổn thất đó không
  thể cứu vãn nổi, thì dùng đồng tiền để bù đắp là một việc không còn bàn cãi. Ví dụ, con người
  lấy tiền bảo hiểm tự nguyện đi thí mạng sống không có nhiều, nhưng vì tai nạn máy bay, chấp
  nhận tiền bồi thường của công ty bảo hiểm nhân thọ là một thực tế mọi người đều chấp nhận.
  Xuất phát từ góc độ bảo đảm ổn định xã hội và quyền lợi cơ bản của mọi người, những tranh
  chấp kinh tế có thể giải quyết bằng đồng tiền, những tranh chấp dân sự cũng không ngoại lệ,
  chọn lựa cách bồi thường bằng tiền để bù đắp cho bên bị thiệt hại. Phương pháp này cũng
  thích hợp với nguyên tắc quản lý của con người hiện nay.


      Trong quá trình điều đình ngầm với nhau, tuy cũng có những hành vi xấu xa dùng đồng tiền
  bịt miệng, dùng đồng tiền báo thù, dùng tiền để trốn tránh sự trừng phạt của luật pháp. Nhưng
  cũng có những cách làm được công nhận như dùng tiền chuộc tính mạng con tin, dùng tiền bồi
  thường những tổn thất không thể lấy lại được như: Uy tín, danh dự, trinh tiết. Trong quan niệm
  tư tưởng hết sức giải phóng của phương Tây và trong quan niệm của mọi người sống trong các
  thành phố lớn đang có những chuyển biến mạnh mẽ ở Trung Quốc, thì điều này cũng ngày càng
  được nhiều người chấp nhận.


      * Y pháp hành sự, theo luật mà làm

      Võ Tắc Thiên (năm 642-705) là một nữ Hoàng đế rất tài hoa trong lịch sử Trung Quốc. Bà
  vốn là "Tài nhân" của Đường Thái Tông Lý Thế Dân là con của Đường Thái Tông và Đường Cao
  Tông Lý Trị, năm Vĩnh Huy thứ 6 (năm 655) lập bà làm Hoàng hậu và tham dự triều chính. Khi
  Lý Trị mất, bà phế con của Lý Trị tự xưng là Thánh Thần Hoàng Đế, đổi quốc hiệu là Chu. Trong
  những năm bà cai trị, tuy có thể kế thừa một số chính sách hay của Đường Thái Tông, và có
  một số cải cách, nhưng bản thân là nữ, làm Hoàng đế khó tránh khỏi những người không phục,
  chống lại nên đã bố trí rất nhiều mật vụ, đề xướng việc mật báo, dùng bọn quan lại tàn ác, xây
  dựng các nhà tù lớn để củng cố chính quyền của mình. Một thời các tôn thất, triều thần và dân
  thường chết oan rất nhiều. Do ảnh hưởng của môi trường như thế, đại bộ phận các quan viên
  chấp pháp lúc đó đều rất tàn ác, thường vu vạ "không nói có" giết hại nhiều người vô tội, lấy đó
  tăng công lĩnh thưởng. Nhưng có một người tên là Lý Nhật Tri lại nhận định xử án phải dựa vào
  pháp luật, ông là một người không sợ chết, không tin tưởng ở điều tà đạo, không cầu quan,
  không ham tiền tài, vẫn giữ được chính khí. Lý Nhật Tri là người Hình Dương, Hà Nam, lúc đó
  giữ chức Ty Hình Thừa, khi xét hình phạt đều rất chuẩn xác, không hề coi thường nhân mạng.
  Nhưng thời đó bọn ác quan hoành hành, coi mạng dân như cỏ rác, Ty Hình Thiếu, Hồ Nguyên
  Lễ là một trong những ác quan thời đó. Có một lần Hồ Nguyên Lễ muốn xử tử một người, Lý
  Nhật Tri dựa theo pháp luật cho là định tội hình quá nặng, không đồng ý xử tử. Hồ Nguyên Lễ
  đương nhiên không chịu, hai người tranh luận nhiều lần, vẫn không thể định án. Hồ Nguyên Lễ
  rất căm tức, nói rằng: "Hồ Nguyên Lễ chưa rời khỏi hình tào thì người này đừng hòng sống!".
  Lý Nhật Tri nghe nói cũng không chịu kém, nghiêm túc nói rằng: "Nếu Lý Nhật Tri còn phụ
  trách công việc hiện nay thì người này không thể bị xử tử!". Cuối cùng cả hai đều báo cáo lên
  trên trình bày lý lẽ của mình, do Lý Nhật Tri có lý, không thể phản bác, cuối cùng người đó
  không bị xử tử hình theo ý của Hồ Nguyên Lễ. Nguyên tắc quản lý theo pháp luật cuối cùng đã
  phát huy tác dụng, sự tôn nghiêm của pháp luật được tôn trọng.


      * Có thưởng có phạt, có hiệu lệnh phải chấp hành

      Thời Chiến Quốc, Ngô Vương Lạp Lư mời Tôn Vũ huấn luyện binh sĩ, về sau trong cung
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59