Page 52 - Bi quyet quan nguoi
P. 52

ngông cuồng, để chế ngự họ, đó là lấy uy nghiêm chế ngự ngông cuồng, là phép quản người
  bằng uy quyền.

      Đời nhà Thanh, sau khi Tăng Vương chết, Tăng Quốc Phiên quản mọi việc, cùng giao tiếp
  với mãnh tướng Trần Quốc Thụy. Khi giải quyết việc Trần Quốc Thụy và Lưu Minh Nhiệm dẫn
  quân hai bên đánh nhau, Tăng Quốc Phiên cảm thấy phải làm cho Trần Quốc Thụy thực sự
  thuần phục mình, mới có thể sử dụng tốt sau này. Nên Tăng Quốc Phiên chủ tâm, phải dùng
  chính khí lẫm liệt bất khả xâm phạm để đập tan khí thế hỗn xược của Trần Quốc Thụy, tiếp đó,
  kể hết tội bạo hành của hắn, khiến hắn thấy được sai lầm và đánh giá của mọi người. Khi Trần
  Quốc Thụy rã rời, chuẩn bị rút thì Tăng Quốc Phiên liền đổi giọng, lại biểu dương những ưu
  điểm của hắn như dũng cảm, không hiếu sắc, không tham tiền tài, nói hắn là một tướng tài rất
  có tiền đồ, không nên lỗ mãng làm liều mà hỏng cả cuộc đời. Tất cả những điều đó lại làm cho
  Trần Quốc Thụy thêm phấn chấn, tiếp đó Tăng Quốc Phiên lại đến ngồi trước mặt, bảo ban hắn
  như cha dạy con, đặt ra cho hắn ba điều cấm, không quấy nhiễu dân, không đánh lộn ẩu, không
  trái lệnh. Cuộc nói chuyện làm Trần Quốc Thụy khẩu phục tâm phục, không dám cãi lại, nem
  nép một bề.


      Nhưng Trần Quốc Thụy tính lỗ mãng khó sửa, về đến doanh trại lại không nghe theo mệnh
  lệnh của Tăng Quốc Phiên nữa. Thấy mềm không có tác dụng, Tăng Quốc Phiên lập tức xin
  thánh chỉ, cách chức bang biện quân vụ của Trần Quốc Thụy, lột bỏ áo vàng, ra lệnh lập công
  chuộc tội, xem xét hiệu quả sau này, và nói với Trần Quốc Thụy, nếu còn trái lệnh sẽ cắt chức
  xét xử, phát văng đi đày khổ sai. Trần Quốc Thụy nghĩ thấy cuộc sống không rượu không thịt,
  không quyền không thế, lập tức xin nghe theo lệnh Tăng đại nhân, dẫn bộ hạ đến địa điểm chỉ
  định.

      Như vậy Tăng Quốc Phiên đã dùng cả biện pháp rắn, mềm buộc Trần Quốc Thụy phải khuất
  phục.

      * Muốn quản người trước hết phải dạy người


      Một người học được cách tác chiến, có thể dạy 10 người, 10 người học được cách tác chiến
  có thể dạy được 100 người; 100 người học được cách tác chiến có thể dạy được 1000 người,
  1000 người học được cách tác chiến có thể dạy được 10.000 người; ba quân nếu có khả năng
  tác chiến, quân đội có thể đánh thắng. Cho nên muốn quản lý được xí nghiệp, tốt nhất là phải
  bồi dưỡng năng lực cho con người. một lần đầu tư được một lần thu hoạch đó là trồng lúa; một
  lần đầu tư được mười lần thu hoạch đó là trồng cây, Một lần đầu tư có được một trăm thu
  hoạch đó là bồi dưỡng người tài. Nếu bạn là một người quản lý xí nghiệp bạn phải đầu tư như
  thế, và phải yêu quý sử dụng người tài.

      Thời Chiến Quốc, Tề Hoàn Công hỏi Quản Tử: "Xin hỏi phương pháp giáo dục nhân dân".
  Quản Tử trả lời: "Trong dân chúng, phàm là người tinh thông kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
  cần thưởng một miếng đồng vàng, tương đương tám thạch lương thực; trong dân chúng, phàm
  là người giỏi chăn nuôi và gây dựng gia súc gia cầm, cần thưởng một miếng đồng vàng, tương
  đương tám thạch lương thực; trong dân chúng, phàm là người biết cách trồng trọt dưa quả rau
  đậu, mọc tốt tươi cần thưởng một miếng đồng vàng, tương đương tám thạch lương thực; trong
  dân chúng phàm là người biết y thuật, chữa được bệnh, cần thưởng một miếng đồng vàng,
  tương đương với tám thạch lương thực; trong dân chúng phàm là người biết được sự thay đổi
  của thời tiết, dự báo được năm được mùa mất mùa, dự báo được loại cây trồng nào được mùa
  mất mùa cần thưởng một miếng đồng vàng, tương đương tám thạch lương thực; trong dân
  chúng phàm là người tinh thông kỹ thuật nuôi trồng và kỹ thuật trồng dâu, lại phòng trị bệnh
  cho tằm, cần thưởng một miếng đồng vàng, tương đương tám thạch lương thực. Phải ghi chép
  cẩn thận kỹ thuật và kinh nghiệm của họ, cất giữ tại phủ quan, để phổ biến rộng, đăng ký họ
  tên, miễn binh dịch cho họ, đó là một mục quan trọng trong chính sách quốc gia".

      * Quản người cần có người tài
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57