Page 46 - Bi quyet quan nguoi
P. 46
2. Lấy cớ là "trọng dụng", phái anh ta đi làm nhiệm vụ, thực ra cử người ngầm theo dõi mọi
hành động. Khi phát hiện "vấn đề" lập tức hỏi tội.
3. "Có thể nhưng tỏ ra không thể", giả vờ nói mình già yếu, muốn "nghỉ" để thăm dò cấp
dưới có dụng ý ra sao. Nếu đối phương để lộ ý muốn mình nghỉ ngay, thì lập tức tìm cớ đánh
đổ.
4. "Biết nhưng tỏ ra không biết", giả vờ chân thành "thỉnh giáo" đối phương qua đó nắm lấy
thực hư, tìm cách ra tay, bí mật quật đổ đối phương.
5. "Dùng nhưng tỏ ra không dùng", giả vờ không muốn dùng anh A, để đánh lừa anh B, đợi
khi anh B mất cảnh giác, dần dần lộ ra thiếu sót, đột nhiên cùng phối hợp với anh A, quật đổ
anh B.
6. Bình thường dùng ân huệ nhỏ để lừa đối phương, đến giờ phút quyết định, ra tay quật
ngã đối phương.
7. Lấy cớ "biệt phái" điều A đi khỏi đơn vị một thời gian. Nhân dịp này chỉ thị cho B ở đơn vị
này cài cắm người của mình vào, bồi dưỡng thế lực. Đến khi hết thời gian "biệt phái" thì đơn vị
đã nắm chắc trong tay B, A chỉ là bù nhìn trong tay B.
8. Lấy cớ "giúp đỡ", phái tay chân của mình bổ sung vào khu vực và đơn vị do A phụ trách,
"giúp đỡ" A triển khai công việc, trong quá trình "giúp đỡ" dần dần nắm lấy thực quyền ở khu
vực và đơn vị, buộc A phải nghe theo mình.
9. Lấy cớ "bồi dưỡng" điều cấp dưới đi học viện, thực tế là có cớ để giành lấy quyền lực của
anh ta. Đến khi hết thời gian học tập thì "đẩy" anh ta ra đơn vị ngoài công tác, hoặc phân phối
vào chức vụ thứ yếu.
10. Lấy cớ "quan tâm", thường xuyên thăm hỏi tình hình công tác, học tập, đời sống, gia
đình, ngầm thu thập khuyết điểm sai lầm của A. Đợi đến khi thời điểm quan trọng, A có thể
được "trọng dụng", đột nhiên đứng ra vạch hết "vấn đề" của A, ngăn không cho A được đề bạt.
11. Một mặt cử người mang lễ vật đến biếu xén A, mặt khác tung tin A nhận lễ vật của người
khác, để hạ uy tín, chôn vùi đường tiến của A.
12. Nhân dịp kiểm tra, bình xét, cử tay chân thu thập "vấn đề" của A, sau đó chỉnh lý thành
văn bản có chứng cứ, báo cáo lên trên, khiến cho A bị "trúng tên ngầm" mà không biết ai bắn.
* Phương pháp quản lý cấp dưới xảo trá nham hiểm, sớm biết sớm đề phòng
Khi kẻ tiểu nhân âm mưu quyền lực ở vào địa vị tuỳ thuộc là kẻ yếu, mong có ngày bò lên
địa vị cao, sẽ tìm mọi cách lừa lọc để dần dần có được quyền lực. Thường dùng mọi thủ đoạn,
lừa được sự tín nhiệm của cấp trên, dần dần giành quyền, cuối cùng thay thế cấp trên, đó là thủ
đoạn hết sức xảo trá nham hiểm của kẻ tiểu nhân, cần phải nhận rõ chúng.
1. Kẻ tiểu nhân thường tìm mọi cách lừa được sự tín nhiệm của lãnh đạo. Chúng không từ
mọi thủ đoạn, không biết liêm sỉ, không nghĩ đến đạo đức, bằng mọi giá. Hãm hại, che dấu, lừa
bịp, thổi phồng, bợ đỡ, lôi kéo, rượu chè cờ bạc, trai gái, kế khổ nhục, kế liên hoàn, kế phản
gián, kế mỹ nhân chúng đều sử dụng.
2. Kẻ tiểu nhân leo dần từng bước, chiếm lấy vị trí quan trọng. Sau khi đã được tín nhiệm,
chúng sẽ dần tăng quyền lực, nâng cao địa vị, cuối cùng trở thành nhân vật có thực quyền, lời
nói có gang có thép.
3. Kẻ tiểu nhân thường dựa thế kẻ lãnh đạo chỉ huy cấp dưới, dùng mọi thủ đoạn để cấp