Page 75 - Bi quyet quan nguoi
P. 75

ông chủ cũng không cần biết, chứng tỏ việc này chẳng quan trọng gì. Cho dù có làm tròn cũng
  chẳng có ý nghĩa gì. Ông chủ giao cho mình việc này, đúng là quá xem thường mình.

      Giao quyền một cách vô trách nhiệm, không những không khuyến khích được tính tích cực
  và sáng tạo của cấp dưới, trái lại còn làm cho họ bất mãn.

      Cách giao quyền sáng suốt là vừa phải giao quyền lực cho cấp dưới, vừa phải cho họ có cảm
  giác là không bị coi thường, vừa phải kiểm tra đôn đốc công việc của họ, vừa không làm cho họ
  cảm thấy hữu danh vô thực. Muốn làm một người lãnh đạo ưu tú, phải hiểu rõ điều này.

      * Đáng quyết đoán thời quyết đoán ngay


      Trong quá trình quản lý xí nghiệp độc đoán cũng là một cách quản lý. Trên chiến trường cần
  phải luôn luôn nắm được ý đồ của cấp trên, thấy tình hình biến đổi, phải có biện pháp xử lý tốt
  nhất, tuỳ thời mà quyết định. Vì tình hình trên chiến trường thiên biến vạn hoá. Nếu sĩ quan
  chỉ huy hy sinh hoặc bị thương không thể chỉ huy được nữa, mà lại mất liên lạc với cấp trên, sĩ
  quan cấp dưới hoặc binh sĩ sẽ phải đứng ra gánh lấy trách nhiệm quyết đoán một mình.

      Thương trường như chiến trường, nếu giám đốc đi nghỉ ở nước ngoài, thị trường đột nhiên
  có biến động, nếu lúc này nhân viên cấp dưới gọi điện thoại xin ý kiến giám đốc, đợi giám đốc
  suy nghĩ rồi gọi điện thoại ra lệnh e rằng lỡ mất thời cơ tốt. Lúc này nếu cấp dưới dám đứng ra,
  có những quyết định đúng đắn sau khi đã suy tính kỹ càng, thận trọng, khiến công ty tránh
  được tổn thất, thì người giám đốc cần phải khen thưởng anh ta.


      * Chân lý thường nằm trong tay một số ít người

      Tổng thống Mỹ Lincôn, sau khi lên nắm quyền, một hôm triệu tập sáu quan chức đến họp.
  Lincôn đưa ra một dự án luật quan trọng, ý kiến của các quan chức cũng không thống nhất, cả
  bảy người tranh luận rất hăng. Sau khi đã nghe kỹ các ý kiến của sáu người kia Lincôn vẫn cho
  ý kiến mình là đúng. Khi ra quyết sách cuối cùng, cả sáu người đều phản đối ý kiến của Lincôn,
  nhưng Lincôn vẫn giữ nguyên ý kiến, ông nói: "Tuy chỉ có một mình tôi tán thành, nhưng tôi
  vẫn tuyên bố, dự án luật này đã được thông qua".

      Nhìn bề ngoài, cách làm của Lincôn có vẻ như coi thường ý kiến đa số, quá ư độc đoán
  chuyên quyền. Thực ra Lincôn đã tìm hiểu kỹ ý kiến của sáu người kia, đã suy tính kỹ, nhận
  thấy phương án của mình hợp lý nhất. Nếu thế tất sẽ không chấp nhận ý kiến của nhiều người
  kia. Cho nên khi ra quyết định, tức là chọn lựa một ý kiến hợp lý nhất trong số những ý kiến
  khác nhau. Nếu lúc nào cũng lấy ý kiến đa số làm chuẩn thì vai trò giám đốc thể hiện ở chỗ nào.

      Sinh tồn và phát triển phương pháp quyết sách phải dựa vào ý chí của người chủ lúc đó, cần
  nhớ kỹ rằng: Chân lý thường nằm trong tay một số ít người.

      * Gặp nghịch cảnh, cố gắng vươn lên


      Nhiều người sau khi gặp thất bại thường rơi vào cảnh tuyệt vọng, không lấy lại được tinh
  thần, còn người có chí sau khi thất bại, rất chú ý đến đặc điểm bản thân để sửa chữa, nên lại
  thành công. Inmaru là chủ tịch hội đồng quản trị một khách sạn lớn sau khi tốt nghiệp đại học
  Thương nghiệp Tôkyô, đã từng làm hầu bàn. Các bạn đồng song bèn chỉ trích: "Cậu Inumaru
  này làm xấu mặt bạn bè!". Khi mọi người chế giễu, ông vẫn bình tĩnh nói: "Được, từ nay về sau,
  tớ sẽ cho các cậu biết". Cuối cùng ông đã chăm chỉ làm việc và đã giành được kết quả lớn.
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79