Page 12 - 3. Ke hoach
P. 12
b. Phương pháp dạy và học
- Phương pháp giảng dạy của giảng viên
+ Đối với phần giảng lý thuyết, giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học
hiện đại tiếp cận năng lực người học, cụ thể là:
* Phương pháp thuyết trình có minh họa: được áp dụng để giải thích và
làm sáng tỏ các thuật ngữ, khái niệm trong các tiết học; ôn lại nội dung đã
nghiên cứu trước khi vào buổi học mới; tóm tắt nội dung cuối tiết học, buổi học;
cập nhật các ví dụ điển hình để làm sinh động bài giảng, đồng thời giúp mở rộng
kiến thức thực tiễn cho học viên.
* Phương pháp hỏi đáp: được sử dụng trong giờ giảng lý thuyết bằng việc
hỏi - đáp, gợi mở dẫn dắt học viên rút ra những nhận xét, những kết luận từ việc
xem video, nghe tình huống, câu hỏi mà giảng viên đưa ra, đọc những tài liệu
giảng viên đã yêu cầu nghiên cứu trước khi lên lớp; tổng kết, neo kiến thức, mở
rộng và đào sâu những tri thức học viên đã thu lượm được; qua đó học viên có
thể lĩnh hội được nội dung bài học một cách chủ động hơn.
* Phương pháp làm việc nhóm: được sử dụng để nhóm học viên thuyết trình
một số nội dung giảng viên giao nghiên cứu, gửi sản phẩm trước khi lên lớp, nhận
xét, đánh giá nội dung thuyết trình của nhóm khác; phương pháp này nhằm tăng
cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
* Phương pháp tình huống: được sử dụng để minh chứng cho các thuật
ngữ, khái niệm đã được thuyết trình; giải quyết câu hỏi mở rộng của giảng viên.
Trên cơ sở các tình huống thực tiễn, giảng viên sẽ chọn lọc thông tin mô tả lại
tình huống có các yếu tố gắn với nội dung lý luận của bài học tập giải quyết trên
cơ sở vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tiễn của mình.
* Phương pháp trò chơi học tập: được sử dụng trong giờ để kiểm tra kiến
thức bài cũ và hệ thống lại kiến thức bài học và nhằm tạo không khí học tập tích
cực, sôi nổi.
+ Đối với phần xêmina, thảo luận, giảng viên sử dụng các phương pháp chủ
yếu là:
9