Page 13 - 3. Ke hoach
P. 13

* Phương pháp làm việc nhóm: Giảng viên đóng vai là người chuyển giao

                  kiến thức và hiểu biết; nêu nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng nhóm làm việc

                  để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một

                  cách cụ thể cách thực hiện nhiệm vụ đó.

                        Với mỗi vấn đề, tình huống xêmina, giảng viên sử dụng phương pháp làm

                  việc nhóm khác nhau, chủ yếu là các kỹ thuật như: kỹ thuật bể cá, 3 lần 3, tranh

                  luận đồng tình – phản đối...

                        Với câu hỏi thảo luận, xemina, việc thảo luận nhóm được giảng viên chia

                  lớp thành 3 nhóm. Giảng viên giao câu hỏi học viên chuẩn bị trước và nêu rõ

                  nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt được và yêu cầu một nhóm bất kỳ tiến hành thuyết

                  trình. Hai nhóm quan sát sẽ tiến hành nhận xét, đánh giá, bổ sung.

                        Với  trường  hợp  giải  quyết  tình  huống,  giảng  viên  sẽ  chia  lớp  thành  ba

                  nhóm, một nhóm có nhiệm vụ thuyết trình về nội dung kết quả làm việc nhóm,

                  một nhóm có nhiệm vụ nhận xét, phản biện và một nhóm có nhiệm vụ quan sát

                  tham gia nhận xét, đánh giá về đặt câu hỏi làm rõ những vấn đề các nhóm chưa

                  làm rõ.


                        Giảng viên nêu từng vấn đề cần giải quyết để các nhóm học viên tranh luận
                  từng vấn đề một. Quá trình thảo luận, giảng viên có thể nêu gợi mở vấn đề cho


                  các nhóm tranh luận phát hiện vấn đề và cùng nhau tranh luận tìm ra hướng giải
                  quyết. Khi tranh luận giữa các nhóm trầm lắng thì giảng viên kết luận vấn đề và


                  chuyển sang vấn đề cần giải quyết tiếp theo cho đến hết.
                        *  Phương  pháp  tình  huống:  Phương  pháp  tình  huống  được  giảng  viên

                  thường xuyên sử dụng trong giờ xêmina, thảo luận. Giảng viên xây dựng tình

                  huống bài tập từ vụ án có thật trên thực tế đã được chỉnh sửa đảm bảo tính sư

                  phạm sử dụng cho nhóm trung tâm đóng vai và các nhóm tranh luận giải quyết

                  tình huống; sử dụng tình huống dưới hình thức sơ đồ hóa, clip, hình ảnh.

                        * Phương pháp thuyết trình: Phương pháp này giảng viên tổ chức cho học

                  viên thuyết trình về vấn đề đã được giảng viên giao cho nghiên cứu trước, trong
                  đó thể hiện sự hiểu biết, quan điểm của nhóm về những gợi ý của giảng viên.

                  Các nhóm khác nghe và phản biện những nội dung chưa thống nhất.

                        - Phương pháp học tập của học viên



                                                              10
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18