Page 255 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 255
thường gặp và ảnh hưởng độc lập tới chức năng tim, gây giảm chất lượng cuộc sống,
tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong. Hậu quả nặng nề của thiếu sắt độc lập với tình trạng
[5].
thiếu máu
Trên thế giới, tỷ lệ thiếu sắt trên bệnh nhân suy tim rất cao, trung bình 50% theo
một số nghiên cứu quốc tế [12],[16] , đặc biệt là đối với đối tượng bệnh nhân suy tim có
phân suất tống máu giảm.
Theo hướng dẫn điều trị suy tim của ESC năm 2021, thiếu sắt là bệnh đồng mắc
quan trọng và tầm soát thiếu sắt được xem như là một trong những xét nghiệm cơ bản
khi tiếp nhận bệnh nhân suy tim. Bù sắt đường tĩnh mạch cũng được khuyến cáo để cải
thiện chất lượng cuộc sống và nhập viện ở bệnh nhân suy tim, nhất là bệnh nhân suy tim
có phân suất tống máu giảm dưới 45%.
[5]
Hiện tại vấn đề thiếu sắt chưa được quan tâm đúng mức trên đối tượng bênh nhân
suy tim tại Việt Nam. Việt Nam cũng có rất ít nghiên cứu về tỉ lệ thiếu sắt ở bệnh nhân
suy tim, đặc biệt là đối với bệnh nhân suy tim khám ngoại trú thì chưa có nghiên cứu
nào để đánh giá vấn đề này. Nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thiếu sắt trên bệnh
nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm” tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn” với
hi vọng tìm hiểu về tỉ lệ bệnh nhân suy tim bị thiếu sắt; từ đó giúp bác sĩ quan tâm hơn
đến bệnh đồng mắc quan trong này; phát hiện thiếu sắt sớm và đưa vào phác đồ điều trị
suy tim nhằm giúp bệnh nhân suy tim cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giảm tỷ
lệ nhập viện và tử vong.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát:
Tỉ lệ thiếu sắt trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm
- Mục tiêu chuyên biệt:
1. Xác định tỷ lệ thiếu sắt trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu thất trái
giảm.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ thiếu sắt với một số đặc điểm của dân số
nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
3.1.1 Dân số mục tiêu
255